Tạo lực đẩy để du lịch Gia Lai cất cánh

Trong bối cảnh quỹ đất để phát triển du lịch biển đang dần thu hẹp, và xu hướng đầu tư tại những thị trường mới lên ngôi, Gia Lai đang hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để du lịch cất cánh.

Viên ngọc thô” ẩn giữa đại ngàn

Nhắc đến Tây Nguyên, lâu nay, du khách vốn thường quen mặt, biết tên với Đà Lạt (Lâm Đồng), thủ phủ nghỉ dưỡng nổi tiếng cả nước mà không biết rằng nơi đây vẫn còn rất nhiều “viên ngọc thô” ẩn giữa đại ngàn. Trong đó, Gia Lai - địa phương có diện tích lớn nhất Tây Nguyên là một cái tên sáng giá.

Hồ T’Nưng – một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất tỉnh Gia Lai.
Hồ T’Nưng – một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất tỉnh Gia Lai

Đà Lạt và Gia Lai có rất nhiều điểm chung, đặc biệt là khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm và cảnh quan đa dạng với đồi núi, cao nguyên, thung lũng và những thác hồ thơ mộng. Nhưng nếu Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp mộng mơ thì Gia Lai sở hữu cảnh quan hoang sơ, kỳ vĩ với núi lửa triệu năm; rừng nguyên sinh rộng lớn và cả dấu tích của một nền văn hóa sử thi hùng tráng. Đặc biệt, cao nguyên Kon Hà Nừng của Gia Lai trở thành địa danh thứ 11 của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới rộng hơn 65.000ha.

Sở hữu nguồn tài nguyên phong phú và di sản tầm cỡ thế giới nhưng đến nay du lịch Gia Lai vẫn chưa được khai thác hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là bởi sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch, dịch vụ.

Giám đốc Công ty du lịch Bình Minh (có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh), anh Phạm Văn Bình cho hay: “Gia Lai còn nghèo nàn về dịch vụ du lịch, không có điểm chơi, chưa kết nối được du lịch truyền thống với du lịch sinh thái hiện đại, chưa xây dựng chương trình du lịch chưa gắn kết với văn hóa truyền thống của người thiểu số. Muốn phát triển du lịch thì cần nhìn vào thực tế để xây dựng kế hoạch dài hạn, gắn với nông nghiệp, văn hóa”.

Trung bình trong 4 năm gần đây, Gia Lai đón khoảng 900.000 lượt khách, doanh thu đạt 500 tỷ đồng - 600 tỷ đồng. Dù tăng trưởng tích cực qua các năm nhưng du lịch Gia Lai vẫn còn cách xa so với địa phương có khá nhiều điểm tương đồng về cảnh quan như Lâm Đồng với trùng bình hàng năm trong 4 năm gần đây đón trên 7 triệu lượt khách, doanh thu đạt từ 12 nghìn tỷ đồng - 14 nghìn tỷ đồng. Xét về cơ sở lưu trú, toàn tỉnh Gia Lai mới chỉ có 120 cơ sở, còn khá hạn chế khi so với Lâm Đồng trên 2.250 cơ sở. Trong khi Gia Lai vắng bóng khách sạn cao cấp thì Lâm Đồng sở hữu nhiều khu nghỉ dưỡng quy mô đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thu hút 29 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Trong những tháng cuối năm 2023, UBND tỉnh Gia Lai đã triển khai hàng loạt các hoạt động để hỗ trợ cho ngành du lịch phục hồi và cất cánh như khôi phục lại hoạt động festival văn hóa cồng chiêng mở rộng, tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya, hoạt động đua thuyền trên sông Pô Cô, tuần văn hóa du lịch Pleiku kết hợp với giải chạy bộ Gia Lai “City trail”. Đây là lần đầu tiên tỉnh Gia Lai tổ chức các hoạt động, sự kiện cấp tỉnh, cấp thành phố, huyện trong khoảng thời gian ngắn, tạo ra sân chơi thú vị cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn Tấn Thành cho hay, đây là giải pháp cho vấn đề phát triển du lịch trong bối cảnh hiện tại. Điều này cũng có thể tạo một tiền đề tốt cho ngành du lịch của Gia Lai có một vị thế mới trong khu vực và trong nước. Ngoài ra, các hoạt động, sự kiện này còn là dịp để tỉnh Gai Lai quảng bá tiềm năng, thế mạnh, các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động hợp tác, đầu tư vào địa phương. 

Một nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch đến từ Hà Nội chia sẻ, nếu trước đây di chuyển từ Pleiku đi đến các tỉnh giáp ranh như Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk mất hơn nửa ngày thì giờ đây chỉ còn 2 - 3 tiếng đồng hồ lái xe. Đoạn đường từ Pleiku sang Kon Tum dài chưa đến 40km trước đây mất hơn 2 tiếng đồng hồ thì nay rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 30 phút.

Việc sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông khá đồng bộ với 6 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn (19, 19D, 25, 14C, đường Hồ Chí Minh, Trường Sơn Đông) và sân bay Pleiku giao thương quốc tế đang trở thành lợi thế nổi bật hơn hẳn của Gia Lai, để trở thành một trung tâm liên kết giữa “nội khối” Tây Nguyên và các địa chỉ du lịch nổi tiếng ở Nam Trung Bộ.

Trong bối cảnh quỹ đất để phát triển du lịch biển đang dần thu hẹp, và xu hướng đầu tư tại những thị trường mới lên ngôi, Gia Lai đang hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để du lịch cất cánh. Trong đó, sự xuất hiện của các dự án quy mô, bài bản sẽ giữ vai trò quan trọng để đánh thức những tiềm năng còn ngủ quên.

Đến nay, tỉnh Gia Lai đã kêu gọi, thu hút được 29 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký 9.470 tỷ đồng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đánh giá, du lịch Gia Lai đang nhanh chóng hồi phục sau đại dịch Covid-19 để phát triển bền vững, toàn tỉnh đang khẩn trương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững, tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Gia Lai.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định, địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch có năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng du lịch toàn quốc, quốc tế, triển khai có hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho thống kê, tra cứu thông tin, quảng bá du lịch trên các nền tảng số; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải nghiệm du khách.

Trên đường phát triển

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…