Tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống mua bán người tại Hà Tĩnh

Qua 10 năm thi hành Luật Phòng, chống mua bán người, về cơ bản đã được cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành ở Hà Tĩnh quan tâm, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt được những kết quả nhất định

Ngày 31.3, Đoàn khảo sát của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội (UBTPQH) do đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm UBTP làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát tại UBND tỉnh Hà Tĩnh về “Việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012-2022”.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống MBN giai đoạn 2012-2022 nêu rõ, địa phương này đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình 130/CP của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 về "Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người" với các chương trình, kế hoạch cụ thể và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống mua bán người -0
Đoàn khảo sát của UBTPQH làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh (Ảnh: Hồng Nhung - Đức Quang)

Qua 10 năm thi hành Luật Phòng, chống mua bán người, về cơ bản đã được cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành quan tâm, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt được những kết quả nhất định. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về tội phạm mua bán người cũng như các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm này trong tình hình mới được chú trọng, tạo được sự chuyển biển sâu sắc từ nhận thức đến hành động, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cán bộ, Nhân dân.

Công tác phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm mua bán người được quan tâm chỉ đạo sát sao, tiến hành quyết liệt và đồng bộ, có sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Chú trọng gắn kết việc triển khai công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia bằng nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể. Hai lực lượng chuyên trách, nòng cốt Công an, Bộ đội Biên phòng thường xuyên chủ động trong công tác nắm tình hình tuyến, địa bàn, tình hình hoạt động của các đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người. Hàng năm đều mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp đối với loại tội phạm này nên tình hình hoạt động tội phạm mua bán người trong thời gian qua được kiểm soát.

Tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống mua bán người -0
Đồng chí Phó Chủ nhiệm UBTPQH Nguyễn Thị Thủy đánh giá cao nỗ lực và kết quả của tỉnh Hà Tĩnh sau 10 năm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người (Ảnh: Hồng Nhung - Đức Quang).

Công tác tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho các nạn nhân được quan tâm; cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên thăm hỏi, động viên, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về việc làm, cải thiện thu nhập cho các nạn nhân, giúp họ sớm ổn định và hòa nhập cộng đồng.Công tác hợp tác quốc tế thường xuyên được chú trọng.

Báo cáo của tỉnh cũng nêu rõ những khó khăn, hạn chế, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành Trung ương nghiên cứu, tham mưu, sửa đổi Luật phòng, chống mua bán người nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Phát biểu kết luận, đồng chí Phó Chủ nhiệm UBTPQH Nguyễn Thị Thủy ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả quan trọng của tỉnh Hà Tĩnh trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012-2022.

Trong đó, nổi bật là việc xây dựng báo cáo với nội dung cụ thể, chất lượng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng. Vì vậy đến thời điểm này, Hà Tĩnh chưa phát hiện các vụ mua bán người, tình hình an ninh trật tự được bảo đảm.

Phó Chủ nhiệm UBTPQH Nguyễn Thị Thủy cũng cho biết, đoàn sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện báo cáo gửi các cơ quan Trung ương nhằm đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, góp phần phòng ngừa từ sớm, từ xa, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống mua bán người giai đoạn mới.

Địa phương

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
Địa phương

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, nhằm tập trung cao độ và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian còn lại của năm 2024.

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo
Địa phương

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành vừa làm việc với UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các chi nhánh ngân hàng thương mại về công tác hưởng ứng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”.

Tín dụng chính sách đã góp phần thay đổi Lục Yên
Địa phương

Lục Yên khôi phục sản xuất sau thiên tai

Lục Yên, Yên Bái đã bước qua những ngày kinh hoàng của bão số 3 (bão Yagi). Cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã bắt nhịp lại với đời sống thường nhật. Với sự trợ giúp kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào cả nước, đặc biệt là dòng vốn tín dụng chính sách; bà con đang tích cực khôi phục sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa như lương thực, rau quả và mở mang nghề tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá quý… quyết tâm không để cái nghèo quay trở lại.

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của TP Hà Nội
Địa phương

Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Thời gian qua, cùng với phát triển sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất. Thành phố cũng đang thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển bền vững.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra công văn yêu cầu các ban ngành và địa phương tăng tốc tiến độ thực hiện các dự án, với trọng tâm là hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2024. Tỉnh dự kiến sẽ khởi công 10 dự án trong hai tháng cuối năm.

Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân
Địa phương

Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Ngày 12.11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ phê duyệt hàng loạt gói thầu tiết kiệm 0 đồng
Địa phương

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ phê duyệt hàng loạt gói thầu tiết kiệm 0 đồng

Từ năm 2021-2024, lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ (284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1) ký quyết định phê duyệt hàng loạt gói thầu trị giá hàng tỷ đồng nhưng tỷ lệ tiết kiệm là 0 đồng. Chỉ tính riêng các gói thầu mua sắm vật tư, hoá chất đã có gần 30 gói thầu tiết kiệm 0 đồng.

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk
Xã hội

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp, trong những năm qua, việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Đắk Lắk đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh chính trị địa phương.

Tăng cường liên kết, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sản xuất trong nước
Địa phương

Tăng cường liên kết, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sản xuất trong nước

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP. Bắc Giang, Phó Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Nguyễn Thị Thùy Ninh cho biết qua 15 năm triển khai, đến nay, cuộc vận động đã lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng và đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước.

Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho các đơn vị xuất sắc hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 trước 2 tháng. Ảnh: VĂN KỲ
Địa phương

Tạo môi trường thuận lợi, duy trì đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp

Với quyết tâm phấn đấu chỉ tiêu GRDP đạt 2 con số, dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Khánh Hòa cần đạt 20.073 tỷ đồng, vượt 20,3% so với dự toán. Để đạt được kết quả này, toàn ngành Tài chính quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp; tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải cách tối đa thủ tục hành chính, duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn và có phương án hỗ trợ…