Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống

Số lượng bằng sáng chế và các giải pháp hữu ích tăng mạnh; nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe được nghiên cứu, phát triển; chế tạo thành công vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam… Đó là kết quả hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) 6 tháng đầu năm 2024 vừa được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố. Các thành tựu ứng dụng KHCN đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống người dân.

53 bằng độc quyền sáng chế và các giải pháp hữu ích

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện) đã tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điển hình như: hoàn thành trên 90% khối lượng các công việc cần thực hiện của Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từ nguồn vốn đối ứng; đã và đang xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ”; vận hành ổn định Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần và các mạng trạm quan trắc, góp phần tích cực trong công tác cảnh báo, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai; bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Giám định ADN xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin ứng dụng hệ thống giải trình tự thế hệ mới (Next Generation Sequencing-NGS) bàn giao kết quả cho Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội...

Đặc biệt, đến ngày 16.5.2024, Viện đã được cấp 53 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích, tăng mạnh so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 21 sáng chế, 32 giải pháp hữu ích, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ sinh học, môi trường, hóa học các hợp chất thiên nhiên… Các đề tài liên quan bộ, ngành, địa phương; các nhiệm vụ phát triển công nghệ; các dự án sản xuất thử nghiệm đã góp phần đem lại số lượng các tài sản sở hữu trí tuệ của Viện tăng mạnh trong thời gian qua.

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống -0
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam họp báo công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN 6 tháng đầu năm. Ảnh: Đào Cảnh 

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trần Tuấn Anh chia sẻ một số kết quả nhiệm vụ KHCN nổi bật 6 tháng đầu năm có thể kể đến, như: Nghiên cứu, chế tạo thành công Hệ thống chuẩn phục vụ kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị đo bụi trong môi trường không khí” (ManDust) với công nghệ mới và sáng tạo là một sản phẩm đột phá trong lĩnh vực môi trường; chế tạo thành công mô hình thiết bị phản ứng hiệu năng cao dạng quay HP2R cho quy trình stripping nước thải có nồng độ ô nhiễm cao; xây dựng thành công mô hình giám sát rác thải bãi biển; làm chủ công nghệ chế tạo vật liệu nano vô cơ và phụ gia ứng dụng trong công nghệ lớp phủ tiên tiến; xây dựng nền địa hóa đa mục tiêu quốc gia cho 6 tỉnh biên giới phía Bắc.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm KHCN chăm sóc sức khỏe cũng được nghiên cứu, phát triển, như: xây dựng thành công quy trình công nghệ và bào chế thành công sản phẩm viên nén Lan Kim Tuyến và viên nén Sâm Đá hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư; tổng hợp thành công SPION/HAp - vật liệu lai siêu thuận từ có khả năng diệt tế bào ung thư bàng quang, mở ra hướng nghiên cứu triển vọng, ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực y sinh; chế tạo thành công Kit ELISA định lượng kháng nguyên ung thư CA125 chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng; làm chủ công nghệ chế tạo màng TiN trên nền hợp kim titan, định hướng ứng dụng trong ngành chấn thương chỉnh hình…

Nâng cao chất lượng sản phẩm các nhiệm vụ KHCN

Chia sẻ thêm về một số thành tựu KHCN ấn tượng trong những tháng đầu năm, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Lê Xuân Huy cho biết: LOTUSat-1- vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào đầu năm 2025. Đây là vệ tinh quan sát Trái đất, có khối lượng khoảng 570kg, có khả năng chụp ảnh độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ cảm biến radar khẩu độ tổng hợp (SAR). Dữ liệu ảnh của vệ tinh sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn ảnh, cung cấp thông tin chính xác, nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường. Do vệ tinh có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết nên phù hợp với quốc gia có điều kiện khí tượng nhiều mây và sương mù như Việt Nam. Vì vậy, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam kỳ vọng, dữ liệu từ vệ tinh này có thể đóng góp nhiều cho Việt Nam.

Cùng với đó, thực hiện Dự án ODA “Nâng cao năng lực giám định hài cốt trong chiến tranh thông qua hợp tác phát triển, chuyển giao công nghệ và tiếp nhận trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao” ngày 29.3.2024, các nhà khoa học tại Ủy ban quốc tế về tìm kiếm người mất tích và Viện Công nghệ sinh học triển khai các nghiên cứu tối ưu hóa công nghệ tách triết ADN nhân từ mẫu hài cốt liệt sĩ Việt Nam. Đây sẽ là bước đột phá lớn trong công nghệ nhận dạng DNA của con người. Liên quan đến việc vận hành ổn định Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần và các mạng trạm quan trắc, góp phần tích cực trong công tác cảnh báo, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, đại diện Viện Vật lý Địa cầu cho biết, cần làm lại bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất và đánh giá rủi ro động đất ở các vùng trên cả nước. Bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất nhằm xác định các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhờ vào bản đồ này, có thể biết được thời điểm động đất lặp lại trong 1.000 năm, 500 năm và 20 năm. Hay, nói cách khác, các nhà khoa học có thể dự báo được động đất tại Việt Nam.

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, từ nay đến cuối năm, Viện sẽ tập trung nâng cao chất lượng các công bố quốc tế; nâng cao chất lượng sản phẩm các nhiệm vụ khoa học, công nghệ; tăng cường công tác ươm tạo công nghệ, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống; xây dựng và triển khai chương trình thu hút nhà khoa học và cán bộ trẻ trình độ cao.

Công nghệ

Xây dựng văn hóa an toàn thông tin: Người đứng đầu có vai trò quan trọng
Công nghệ

Xây dựng văn hóa an toàn thông tin: Người đứng đầu có vai trò quan trọng

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành báo chí và truyền thông tại Việt Nam. Tuy nhiên, kèm theo đó là những nguy cơ, thách thức lớn về an toàn thông tin, đặc biệt là khi các nhà báo, phóng viên và các cơ quan báo chí trở thành mục tiêu chính của các cuộc tấn công mạng. Để bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng được văn hóa an toàn thông tin không thể thiếu vai trò của người đứng đầu đơn vị.

5G - Làm chủ công nghệ và phát triển ứng dụng
Công nghệ

5G - Làm chủ công nghệ và phát triển ứng dụng

Đó là chủ đề của Hội thảo về công nghệ 5G do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa tổ chức. Hội thảo diễn ra tại trụ sở Tập đoàn với sự góp mặt của các chuyên gia mạng lưới và viễn thông Viettel, cùng gần 70 nhà báo ở hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến
Khoa học - Công nghệ

Phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” nhằm lan tỏa thông điệp tăng cường nhận thức và trang bị kiến thức cho đa dạng đối tượng người dùng về phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với TikTok Việt Nam phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến diễn ra từ ngày 22.10 đến ngày 22.11.2024.

Yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững tại BSR
Công nghệ

Yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững tại BSR

Tại Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin dữ liệu được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm duy trì liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là yếu tố then chốt đối với chiến lược chuyển đổi số bền vững của BSR.

Vietnam Motor Show 2024: Công nghệ mở tương lai xanh
Công nghệ

Vietnam Motor Show 2024: Công nghệ mở tương lai xanh

Thị trường ô tô Việt đang trở nên sôi động và hấp dẫn hơn bao giờ hết với sự có mặt của hàng loạt hãng xe mới. Triển lãm ô tô & xe máy Việt Nam 2024 (Vietnam Motor Show 2024) hứa hẹn sẽ là dịp hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện, phù hợp với xu hướng chọn xe của khách hàng.

Chú trọng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông
Công nghệ

Chú trọng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, báo chí và truyền thông phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ không gian mạng. Với nguồn thông tin quan trọng, các cơ quan này dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công trực tuyến, đánh cắp dữ liệu, xâm nhập hệ thống và phát tán thông tin sai lệch. Những cuộc tấn công này không chỉ gây ra tổn thất tài chính, làm suy giảm danh tiếng mà còn có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Công nghệ

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail

Mới đây, ông Sam Mitrovic - chuyên gia tư vấn giải pháp của Microsoft, đã lên tiếng cảnh báo người dùng Gmail về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử
Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).