Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

quang-1311.jpg
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu tại hội nghị. Nguồn: bocongan.gov.vn

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Chuyển đổi số lần thứ 3 và sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch 377 về số hóa hồ sơ, tài liệu trong lực lượng công an nhân dân do Bộ Công an tổ chức mới đây.

Số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Chia sẻ thông tin về thực hiện chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Đây cũng được xem là năm bản lề với những kết quả hết sức tích cực, là nền móng vững chắc phục vụ công tác chuyển đổi số trong lực lượng công an nhân dân. Lực lượng công an nhân dân thống nhất nhận thức xuyên suốt về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, là lực lượng tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Xác định rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công an đã chủ động, hiệu quả trong tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách pháp luật chung liên quan đến chuyển đổi số quốc gia. Trong nội bộ ngành công an đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện pháp lý; nghiên cứu đề xuất xây dựng nhiều luật, thông tư, nghị định, bảo đảm đủ căn cứ về mặt pháp lý để thực hiện hiệu quả Luật Căn cước; xây dựng, tạo lập, kết nối, khai thác dữ liệu bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực, đời sống, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội.

Thông qua việc kết nối, chia sẻ, tích hợp các loại giấy tờ, người dân được hưởng nhiều tiện lợi, đây là nền tảng để thực hiện các tiện ích công dân số trong thời gian tới. Đối với nhiệm vụ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính để kết nối, chia sẻ phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị từ 1.7.2022 đến nay (đạt gần 171 triệu hồ sơ); làm sạch hơn 53 triệu hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp từ trước 1.7.2022 và đang còn hiệu lực... Đồng thời, đã hoàn thành kết nối kho dữ liệu điện tử kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ Công an với kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và đồng bộ gần 1 triệu kết quả phục vụ tái sử dụng khi người dân nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. Với những kết quả đạt được, Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Chuyển đổi số phải bằng thực chất, hiệu quả, hiện đại

Một trong những dấu ấn trong thực hiện chuyển đổi số thời gian qua của Bộ Công an, đó là Bộ đã đẩy mạnh triển khai các tiện ích trên ứng dụng VneID. Đặc biệt, Bộ đã đi đầu trong triển khai Luật Giao dịch điện tử. Theo đó, người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe đã được tích hợp trên ứng dụng VNeID khi tham gia giao thông mà không cần mang giấy tờ như trước đây và triển khai đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình trên VNeID. Bộ Công an đã phối hợp UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai các tiện ích theo 19 mô hình điểm, bước đầu được người dân hưởng ứng với một số mô hình như Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID.

Đến nay, Bộ Công an đã cấp 87,7 triệu thẻ căn cước gắn chip điện tử cho công dân; hơn 78,3 triệu tài khoản định danh điện tử đã được cấp và kích hoạt trên 57,1 triệu tài khoản.

Việc triển khai các tiện ích trên ứng dụng VneID đã mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan, tổ chức cá nhân, giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh gọn hơn. Thời gian qua, đã có trên 32 triệu dữ liệu sổ sức khỏe điện tử cho người dân và trên 50 nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. Những “quả ngọt” trong triển khai thực hiện thí điểm là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để triển khai mở rộng thực hiện thí điểm toàn quốc đối với Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID từ ngày 2.10.2024.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, nhấn mạnh về yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang lưu ý: bảo đảm chuyển đổi số trong lực lượng công an phải bằng thực chất, chất lượng, hiện đại, xứng đáng với vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia. Bên cạnh đó, rà soát đánh giá tổng thể khó khăn, điểm nghẽn, chỉ rõ những nhiệm vụ, trách nhiệm, rõ thời gian hoàn thành để khắc phục triệt để; thường xuyên kiểm đếm, kiểm tra, xử lý trách nhiệm những đơn vị chậm tiến độ, trách nhiệm của người đứng đầu. Tập trung hoàn thiện phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Công an chủ quản như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu không gian mạng; khẩn trương triển khai Trung tâm dữ liệu Bộ Công an, qua đó cung cấp thông tin, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, hoàn thành tích hợp chia sẻ dữ liệu dùng chung trong năm 2024.

Bộ trưởng Bộ Công an cũng nhấn mạnh, trong quá trình chuyển đổi số phải xây dựng kho dữ liệu số hóa hồ sơ dữ liệu; bảo đảm an ninh, an toàn mạng, thông tin, bí mật dữ liệu số và coi đây là yếu tố then chốt quyết định thành công của chuyển đổi số. Bảo vệ chủ quyền an ninh, an toàn, dữ liệu quốc gia trên không gian mạng, các hệ thống thông tin của công an các đơn vị, địa phương; cung cấp dữ liệu mở ngành công an trên cổng dữ liệu quốc gia tạo xu thế, định hướng các bộ, ngành, địa phương; đẩy nhanh số hóa hồ sơ, tài liệu, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu đặt ra.

Cùng với đó, tập trung xây dựng nguồn lực; kiện toàn tổ chức bộ máy về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương phù hợp; đào tạo thế hệ cán bộ công an thời kỳ 4.0 đáp ứng thực hiện tốt vai trò chuyển đổi số ngay từ trên ghế nhà trường. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện Đề án 06 và chuyển đổi số trong công an nhân dân, Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

Năm 2025 sẽ là năm ngành công an tích cực chuyển đổi trạng thái từ môi trường làm việc truyền thống lên môi trường điện tử. Nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng Lương Tam Quang đề nghị, công an các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tái cấu trúc thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bao gồm cả thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp và thủ tục hành chính nội bộ của ngành công an.

Tin rằng, với sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng Bộ Công an và sự nỗ lực của toàn ngành, công cuộc chuyển đổi số của ngành công an sẽ còn tiến xa hơn trong thời gian tới, đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.