Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Ngay khi tiếp nhận chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông về chủ trương tắt sóng 2G, Viettel lập tức có hành động triển khai ngay trong năm 2023. Chỉ trong vòng 1 năm, Viettel đã bổ sung thêm 6.000 trạm phát sóng 4G mới, nâng băng thông và dung lượng của 53.000 trạm 4G khác. Nhờ đó, hơn 4 triệu người dân vùng sâu, vùng xa,… đã có sóng 4G, đảm bảo không bị “trắng sóng” nếu tắt 2G.

image001-4145.jpg
Ông Cao Anh Sơn - Tổng Giám đốc Viettel Telecom: Đảm bảo vùng phủ 4G là một trong những nhiệm vụ quan trọng để chuyển đổi khách hàng lên môi trường số

“Nếu như chuyển đổi máy 2G lên 4G mà không có sóng 4G thì khách hàng không thể sử dụng Internet hay các hạ tầng của 4G. Khi đó máy 4G không khác biệt so với máy 2G. Vì thế, đảm bảo chất lượng sóng 4G là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển đổi khách hàng lên môi trường số”, Ông Cao Anh Sơn, Tổng Giám đốc Viettel Telecom, nói.

Đây là nỗ lực lớn bởi hầu hết các điểm trạm phát triển mới có địa hình phức tạp, khó triển khai, dân cư thưa thớt. Mạng 2G đã được phát triển trong 20 năm, đặc tính kỹ thuật của sóng 2G có vùng phủ rất lớn nên dễ dàng tiếp cận. Để sóng 4G hoàn toàn “thay” được 2G, lực lượng kỹ thuật cần tính toán và khảo sát chi tiết không chỉ một vị trí phát sóng, mà còn tối ưu các trạm xung quanh đảm bảo phù hợp với dân cư và địa hình. Năm 2024, Viettel đã thực hiện khối lượng công việc bằng 3 năm trước cộng lại. Hạ tầng 4G đã sẵn sàng, nhưng mới chỉ là phần nổi của tảng băng.

2G lên 4G: phá vỡ định kiến tiêu dùng

Sau nhiều lần thuyết phục, ông Bùi Hưng Long, 81 tuổi, ở Thường Tín (Hà Nội) cũng nghe lời con cháu cất chiếc Nokia “còn dùng tốt” để chuyển sang chiếc smartphone mới có 4G. Ông tẩn mẩn ngồi viết từng số điện thoại từ chiếc điện thoại cũ ra quyển sổ nhỏ, vừa ghi chép vừa nói: “Dùng cái này quen rồi, có điện thoại đến, chuông reo chỉ cần bấm nút xanh là nghe, nó là thói quen rồi”. Nhưng khi con trai “dọa” sắp tới không còn dùng 2G được nữa, ông mới đổi sang chiếc điện thoại mới. Dù vậy, ông không đổi sang những chiếc điện thoại 4G có phím, mà dùng luôn smartphone màn cảm ứng vì chữ to, đọc dễ. Dù vẫn phải làm quen với các thao tác mở màn hình, hoặc vuốt để nhận cuộc gọi, nhưng ông cũng dần thích chiếc điện thoại mới vì có thể xem tình hình chiến sự Nga – Ukraina suốt ngày trên YouTube, hoặc gọi video “miễn phí” cho bạn bè, con cháu. Trải nghiệm mới giúp ông chấp nhận những bất tiện do thay đổi thói quen.

image003-4168.jpg
Cán bộ nhân viên Viettel huyện Con Cuông, Nghệ An họp triển khai công tác hỗ trợ khách hàng chuyển đổi lên 4G

Thuyết phục được những khách hàng như ông Long chuyển đổi là thách thức lớn mà Viettel đối diện trong chiến dịch đưa khách hàng từ 2G lên sử dụng 4G. Những người vẫn trung thành với điện thoại chỉ nghe gọi trên mạng 2G (2G Only) có hoàn cảnh tương đối đặc biệt, gồm: người cao tuổi nên ngại thay đổi, người ít quan tâm công nghệ nên không có nhu cầu, hoặc người eo hẹp về kinh tế không muốn chi tiền thêm cho điện thoại mới. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách hàng, nhu cầu kết nối của những khách hàng này rất chính đáng và cần thiết.

Để phục vụ chiến dịch, Viettel Telecom đã tổ chức kênh chuyển đổi rộng khắp trên toàn quốc. Thời gian tăng tốc, doanh nghiệp triển khai tới 12.000 điểm hỗ trợ chuyển đổi máy 4G đến tận thôn, xã để người dân không cần phải đi xa. Viettel cũng liên kết với các chuỗi cửa hàng như Thế giới di động, Điện máy xanh, Viettel Store… và các chuỗi cửa hàng điện thoại tại địa phương để hỗ trợ khách hàng tiện lợi nhất.

image005-1812.jpg
Một điểm hỗ trợ chuyển đổi 4G lưu động của Viettel Bình Định

Nhưng như thế là chưa đủ. Với trường hợp của ông Long, tư vấn viên gọi điện nhiều lần, ông vẫn không muốn chia tay chiếc điện thoại cũ của mình. Chỉ đến khi ông chia sẻ thông tin với người con trai, và được xác minh đúng, nhân viên Viettel hướng dẫn chi tiết, ông mới chịu “lên đời” cho phương tiện liên lạc.

Công sức để thuyết phục khách hàng thay đổi thói quen sử dụng đòi hỏi nhiều công phu. Viettel Telecom phối hợp với tổ chuyển đổi số cộng đồng phổ cập kĩ năng số cho người dân, trải nghiệm vào mạng xem tin tức, xem truyền hình miễn phí trên ứng dựng TV360, thanh toán online,…

Quyết liệt chặng nước rút để không ai bị bỏ lại phía sau

Đồng bộ với các hoạt động thúc đẩy khách hàng chuyển đổi, hàng triệu máy máy 4G giá rẻ cũng được Viettel Telecom chuẩn bị sẵn sàng cho khách hàng lựa chọn. Các dòng máy đa dạng từ điện thoại phím bấm 4G đến smartphone thương hiệu nổi tiếng đều đi kèm chính sách trợ giá hoặc bán với giá 0đ nếu khách hàng đăng ký kèm gói cước theo tháng. Khách hàng chuyển đổi lên 4G thành công còn được tặng thêm data, 1 năm sử dụng ứng dụng xem truyền hình TV360 (đối với máy smartphone) hoặc cộng phút gọi miễn phí đối với máy nghe gọi cơ bản.

image007-1859.jpg
Nhân viên Viettel tư vấn khách hàng là người cao tuổi lựa chọn máy 4G phù hợp

Đối với người dân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không có điều kiện chuyển đổi lên 4G, Viettel Telecom dành 40 tỷ đồng để hỗ trợ tặng máy điện thoại phím bấm 4G (Feature Phone). Chương trình áp dụng giai đoạn đầu cho khoảng 100.000 khách hàng tại hơn 1.700 xã khó khăn và đặc biệt thuộc miền núi, dân tộc thiểu số, miền biển.

Đặc biệt, sau khi cơn bão số 3-Yagi gây thiệt hại nghiêm trọng cho miền Bắc nước ta - cũng là một trong những lý do khiến Bộ Thông tin và Truyền thông lùi thời hạn dừng cung cấp dịch vụ cho máy 2G Only thêm 1 tháng, Viettel Telecom đã quyết định mở rộng phạm vi hỗ trợ, tặng 700.000 điện thoại 4G cho gần như toàn bộ khách hàng 2G còn lại để hoàn tất việc chuyển đổi lên 4G. Tổng kinh phí dành cho chương trình lên tới gần 300 tỷ đồng.

Theo Tổng Giám đốc Viettel Telecom, ông Cao Anh Sơn, câu chuyện chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel Telecom đã không còn là bài toán kinh doanh nữa, mà doanh nghiệp đang thực hiện trách nhiệm của mình trước đất nước, trước nhân dân, là trách nhiệm và tình cảm để tri ân khách hàng đã đồng hành và tin tưởng Viettel. Do đó, phải được thực hiện với cách làm nhân văn và hiệu quả nhất, để mọi người dân đều được tiếp cận với công nghệ mới, để không ai bị bỏ lại phía sau.

image009-5669.jpg
Đi từ ngõ, gõ của từng nhà, rà từng người- là cách làm quyết liệt của Viettel Telecom nhằm sớm hoàn thành chương trình chuyển đổi 2G lên 4G

Lộ trình triển khai chương trình hỗ trợ khách hàng chuyển đổi lên 4G cũng được doanh nghiệp thực hiện với mục tiêu các ưu đãi đến được đúng đối tượng cần thiết, giải quyết tận gốc vấn đề của từng nhóm khách hàng cụ thể. Mỗi bước tiến trong công nghệ không chỉ là một bước tiến trong kinh doanh mà còn là một bước tiến trong việc xây dựng một xã hội thông tin toàn diện và bao trùm hơn.

“Khi không còn 2G nữa, có nghĩa các khách hàng đều trên hạ tầng 4G và 5G. Gần như 100% người dân Việt Nam đều có thể tiếp cận với dịch vụ internet và tiếp cận kho tri thức của thế giới thông qua smartphone. Đấy là yếu tố quan trọng để Viettel Telecom xây dựng sản phẩm số, bám theo hạ tầng nền tảng 4G và 5G thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia”, Tổng Giám đốc Viettel Telecom khẳng định.

Công nghệ

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.