Đẩy mạnh phát triển 4 sẵn sàng cho chuyển đổi số Thủ đô

Chiều nay (8.10), TP. Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động và triển khai chiến dịch ra quân hưởng ứng Ngày chuyển đổi số Quốc gia, Ngày chuyển đổi số TP. Hà Nội năm 2024.

Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10 năm 2024 có chủ đề là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Nhằm hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 277/KH-UBND tổ chức các hoạt động nhân Ngày chuyển đổi số quốc gia, ngày chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2024. Theo đó, UBND TP đã phát động thi đua nước rút hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm tại Kế hoạch 57/KH-UBND và Kế hoạch 310/KH-UBND ngày 20.12.2023 của UBND TP. Hà Nội với mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo của Thủ đô và đất nước; thúc đẩy, phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu số để tạo giá trị mới trong hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ người dân, doanh nghiệp.

img-1139-6774.jpeg
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Minh Hải phát biểu chỉ đạo. Ảnh: H.T

Bên cạnh đó là 14 hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Ngày Chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm nay như: Ra mắt Câu lạc bộ Chuyển đổi số thành phố Hà Nội; khai trương Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội. Thành phố cũng sẽ phát động và triển khai chiến dịch ra quân “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số” của Tổ Chuyển đổi số cộng đồng trên toàn thành phố từ ngày 1 đến 10-10.

Cùng với đó, thành phố sẽ giới thiệu mô hình điểm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm quảng bá, giới thiệu về các di sản văn hóa, di tích tiêu biểu của Thủ đô và trải nghiệm không gian văn hóa - nghệ thuật ứng dụng công nghệ số trình chiếu trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI của Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại thành phố Hồ Chí Minh; phát động nhân rộng mô hình “Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt”, “Tuyến phố thương mại 4.0 - không dùng tiền mặt”; phát động triển khai sử dụng thí điểm ứng dụng quản lý, theo dõi phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn quận Tây Hồ; triển khai cung cấp và hướng dẫn sử dụng chữ ký số miễn phí cho công dân tại bộ phận “một cửa” của Sở Xây dựng.

Trong dịp này, thành phố cũng triển khai phát động, tuyên truyền, thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ triển khai Đề án 06 trên địa bàn thành phố, như: Hưởng ứng và tham gia cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam”; thực hiện cấp căn cước cho công dân, vận động cấp căn cước cho công dân độ tuổi dưới 14 tuổi; thí điểm mô hình trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Tây Hồ…

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang mở ra một thế giới mới với không gian số vô tận. Ngay trong quy hoạch Thủ đô trình Bộ Chính trị, Hà Nội đã xác định không gian số là 1 trong 5 không gian quan trọng. Đồng thời bên cạnh tài nguyên nhân văn thì tài nguyên số cũng được nhìn nhận là 2 nguồn tài nguyên mới của Hà Nội.

img-1153-721.jpeg
Lãnh đạo thành phố và các đơn vị thực hiện nghi lễ phát động lễ ra quân chiến dịch “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng phát triển Kinh tế số - xã hội số”. Ảnh: H.T

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã được xác định là tất yếu đối với Hà Nội. Là khâu đột phá để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững. Nơi mà người dân, doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ mới như AI, Bigdata ... nhằm thay đổi cách chúng ta sống cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cũng theo Phó Chủ tịch thành phố Hà Minh Hải, trong hai năm qua, với sự vào cuộc của toàn bộ các cấp chính quyền, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số. Điều này có thể thấy rõ qua việc triển khai Đề án 06 cũng như xây dựng Chính quyền số. Hiện 100% dịch vụ công của thành phố có thể triển khai trực tuyến hướng tới sẽ thực hiện phi địa giới hành chính để người dân có thể khai, nộp hồ sơ ở bất cứ đâu.

Trong thời gian tới, các cấp chính quyền cần đẩy mạnh phát triển 4 sẵn sàng tới từng người dân nhằm lan toả sâu rộng hơn nữa quá trình chuyển đổi số. Cụ thể là: Điện thoại sẵn sàng kết nối mạng, tích hợp VNeID và iHanoi; Định danh điện tử và đăng ký tài khoản ngân hàng; Sẵn sàng kỹ năng sử dụng công nghệ và an toàn thông tin; Sẵn sàng học hỏi và không ngừng đổi mới sáng tạo, Phó Chủ tịch thành phố Hà Minh Hải nói.

Công nghệ

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards
Kinh tế

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards

Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra ngày 27.9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”.