46 đội lọt vào vòng trong cuộc thi Data For Life 2024

46 đội thi có kết quả cao nhất đã được Ban tổ chức lựa chọn vào vòng thuyết trình trong tổng số 376 hồ sơ đăng ký tham dự cuộc thi Data for life năm 2024.

Chiều 12.10, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an và các đơn vị phối hợp đã tổ chức họp, công bố kết quả vòng hồ sơ cuộc thi quốc tế tìm kiếm giải pháp công nghệ Dữ liệu với cuộc sống – Data For Life 2024.

Cục trưởng C06, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương thông tin: cuộc thi năm nay đã chính thức mở rộng phạm vi ra tầm quốc tế. Đây là lần đầu tiên cuộc thi cho phép các đội có sự tham gia của thành viên quốc tế, không chỉ giới hạn với công dân Việt Nam và kiều bào. "Điều này đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ, với sự tham gia của các đội đến từ nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc mở rộng đối tượng tham gia đã mang lại sự đa dạng về ý tưởng, văn hóa và cách tiếp cận vấn đề, tạo ra sự cạnh tranh hấp dẫn và thú vị hơn".

4ce9cf8b39b180efd9a0-2148-360.jpg
Lãnh đạo C06 và Ban Giám khảo thảo luận, lựa chọn các sản phẩm công nghệ.

Không chỉ dừng lại ở đó, Ban Giám khảo năm nay cũng có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ các quốc gia khác, mang đến góc nhìn đa chiều và chuyên môn quốc tế, đảm bảo tính công bằng và chất lượng cho quá trình đánh giá.

72dd4d0f07c8be96e7d9-7877.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi công bố kết quả vòng hồ sơ cuộc thi.

Theo đó, cuộc thi kết thúc vòng nhận hồ sơ trực tuyến ngày 21.9, Ban tổ chức đã nhận gần 376 hồ sơ đăng ký thi, trong đó có 4 đội thi nước ngoài đến từ các nước Australia, Singapore, Hàn Quốc và Indonesia. Ban Giám khảo quyết định dựa trên thang điểm lựa chọn 46 đội thi có kết quả cao nhất lọt vào vòng thuyết trình. Trong đó có nhiều ý tưởng công nghệ sáng tạo, đột phá cao như: Hệ thống nhận diện khuôn mặt; hệ thống kiểm soát tự động hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông; hệ thống VR theo dõi thực tế ảo chiến thắng 12 ngày đêm tại Hà Nội (Điện Biên Phủ trên không)...

Ban tổ chức cho biết, các bài thi đa dạng về lĩnh vực, sáng tạo, tận dụng được bộ dữ liệu giả lập do Ban tổ chức cung cấp cũng như nguồn dữ liệu mở để đưa ra những ý tưởng độc đáo và hữu ích, có giá trị trong cuộc sống.

Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh cho biết: các nước đi đầu trong chuyển đổi số luôn có những ý tưởng rất sáng tạo. Cuộc thi nhằm phát huy những sáng kiến, đó là những ý tưởng để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, bắt nguồn từ những dữ liệu trong cuộc sống của chúng ta. Sân chơi này không chỉ với người dân, doanh nghiệp Việt Nam mà chúng tôi đã thấy điều cần thiết để cuộc thi vươn tầm ra thế giới.

Theo đó, công tác tổ chức năm nay đã đầu tư nhiều công sức để nâng cao chất lượng. Mọi khâu từ chuẩn bị đến triển khai đều được thực hiện kỹ lưỡng hơn, từ việc chuẩn bị dữ liệu cho đến sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và truyền thông. Dữ liệu được cung cấp đa dạng và phong phú hơn giúp các đội thỏa sức sáng tạo và phát triển những giải pháp đột phá. Ban tổ chức tin rằng với những sự đổi mới này, cuộc thi sẽ là cơ hội tuyệt vời để các đội thể hiện tài năng, sự sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ vào thực tiễn.

Theo Ban tổ chức cho biết, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank); Tập đoàn Goldsun Media Group; Ngân hàng TMCP Quốc dân NCB; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV; Ngân hàng TMCP Tiên Phong; Ngân hàng Quân đội (MBBank); Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank); Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất TECAPRO; Tập đoàn FPT; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT; Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Việt Nam toàn cầu GTel; Tập đoàn MKgroup... đã tài trợ cho cuộc thi này.

Khoa học - Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Lãnh đạo Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam thăm quan Nhà máy sản xuất ô tô điện Vinfast Hải Phòng
Khoa học - Công nghệ

Bước tiến hợp tác ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững, Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam đã khẳng định vai trò tiên phong của mình bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong ngành vận tải phát triển bền vững. Đây là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành, điều hành vận tải hướng tời nền kinh tế tri thức Việt Nam.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.