Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính công vụ

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), các cơ quan, đơn vị liên quan cần làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm; tăng cường kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính công vụ; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hoàn thành đề án vị trí việc làm và có biện pháp đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức...

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính công vụ -0
Toàn cảnh cuộc giám sát. Ảnh: T. Huy

Đó là đề nghị của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phú Thọ qua giám sát về công tác CCHC trên địa bàn tỉnh tại Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch - Đầu tư và UBND thành phố Việt Trì.

Góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách

Báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023 cho thấy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn bản, góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và cải thiện điểm số, thứ hạng Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật. Từ năm 2021 đến nay, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành 137 văn bản quy phạm pháp luật (48 nghị quyết, 89 quyết định); 100% văn bản quy phạm pháp luật đều có báo cáo thẩm định của các cơ quan chuyên môn.

Trong cải cách tổ chức bộ máy, UBND tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương về sắp xếp, tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hiệu quả. Đến nay, đối với cơ quan hành chính cấp tỉnh, giữ nguyên 19 sở và cơ quan ngang sở; thành lập thêm 8 phòng chuyên môn thuộc 7 sở; giải thể một chi cục thuộc sở; giải thể, sáp nhập giảm 14 phòng thuộc chi cục và tương đương. Trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh đã sắp xếp 80 đơn vị; tổng số đơn vị hành chính cấp xã được thành lập mới sau sắp xếp là 28 đơn vị, giảm 52 đơn vị. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã giảm 28 chỉ tiêu biên chế công chức; 2.799 biên chế viên chức hưởng lương ngân sách Nhà nước.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), UBND tỉnh đã thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời chấn chỉnh các cấp, ngành, các địa phương khắc phục tồn tại. Từ năm 2021 đến hết tháng 5.2023, UBND tỉnh đã ban hành 175 quyết định công bố danh mục TTHC đối với 1.909 TTHC. Trong đó, công bố mới và thay thế 1.220 TTHC; sửa đổi, bổ sung 581 TTHC; bãi bỏ 108 TTHC. 100% các quyết định công bố danh mục TTHC được công khai và được đăng tải trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. Kết quả khảo sát đánh giá và đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân cho thấy, năm 2021 - 2022, 100% công dân trả lời rất hài lòng và hài lòng.

Kết quả cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công tiếp tục được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Đã có 100% cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã được UBND tỉnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; 100% cơ quan, đơn vị đã xây dựng, ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan, đơn vị mình. Về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường quản lý công nghệ thông tin, chuyển đổi số, CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đến nay, hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được triển khai đồng bộ, liên thông 100% các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Theo các thành viên Đoàn giám sát, công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, có ý nghĩa rất lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm qua, công tác CCHC đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở chỉ rõ thực trạng và nguyên nhân, Đoàn giám sát đề nghị các đơn vị liên quan làm rõ thêm một số vấn đề liên quan. Nhất là các nội dung về chủ trì, tham mưu hoạt động thanh tra, kiểm tra CCHC công vụ; việc quản lý, lưu trữ hồ sơ công chức, viên chức; tình hình nghỉ việc của cán bộ, công chức, viên chức; việc tiếp nhận, giải quyết phản ánh liên quan đến hành chính công vụ; việc rút ngắn thời gian, trình tự giải quyết TTHC; cải thiện môi trường đầu tư; nêu những vướng mắc trong CCHC và hướng dẫn cơ quan, đơn vị làm thủ tục đầu tư. Đồng thời, làm rõ thêm việc sắp xếp kiện toàn bộ phận một cửa; Trung tâm điều hành thông minh; tình hình quản lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn.

Đoàn giám sát đề nghị Sở Nội vụ làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh triển khai, thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm của công tác CCHC gồm: cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ, cải cách hành chính công, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử. Đồng thời, tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo sử dụng hiệu quả cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường phối hợp kiểm tra, kỷ luật kỷ cương hành chính công vụ.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hoàn thành đề án vị trí việc làm tại đơn vị. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố Việt Trì tiếp tục đẩy mạnh CCHC; có biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức vì lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Hội đồng nhân dân

Đề xuất cơ chế phù hợp cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách
Diễn đàn

Đề xuất cơ chế phù hợp cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách

Trong thông báo Kết luận Hội nghị tiếp xúc và đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm, xem xét việc tinh giản biên chế đối với lực lượng kiểm lâm hợp lý, phù hợp.

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh khảo sát cảng Nosco (thị xã Quảng Yên).
Hội đồng nhân dân

Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

Trong tháng 10 vừa qua, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác bảo đảm ATGT đường thủy nội địa và quản lý, đăng kiểm, đăng ký phương tiện giao thông đường thủy. Qua đó, kiến nghị UBND tỉnh xem xét ban hành quy định tăng cường công tác quản lý luồng tuyến; phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện vi phạm di chuyển trong tuyến thủy nội địa với các địa phương giáp ranh...

Đoàn khảo sát thực tế phương án phòng cháy chữa cháy tại chợ An Long, huyện Tam Nông
Hội đồng nhân dân

Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ

Làm việc với huyện Tam Nông về kết quả thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Nghị quyết số 85/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đồng Tháp đề nghị, địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng PCCC cho người dân; thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng ngừa, nhất là phối hợp giữa lực lượng chữa cháy cơ sở và dân phòng theo phương châm 4 tại chỗ.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.