Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số

Vừa qua, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo tập huấn dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số -0
Học sinh A Lưới trong giờ học tiếng Việt (Báo Thừa Thiên Huế)

Hội thảo tập huấn được tổ chức nhằm nâng cao năng lực dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tham dự hội thảo có nhóm tác giả biên soạn nội dung tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng đân tộc thiểu số cùng hơn 200 đại biểu đại diện các nhà quản lý, giáo viên cốt cán cấp tiểu học đến từ 45 tỉnh, thành trên cả nước.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Trịnh Hoài Thu cho biết: Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số được Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

Thời gian qua, Bộ GDĐT cùng các địa phương đã tích cực, chủ động chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp thực hiện Đề án có hiệu quả như ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số; tổ chức xây dựng tài liệu, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên các nội dung và phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt; chỉ đạo triển khai các giải pháp, đẩy mạnh công tác truyền thông về tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số…

Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số -0
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo

Tuy nhiên, trong thực tế triển khai Đề án còn tồn tại một số khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh; một số giáo viên còn hạn chế về năng lực, kỹ năng, hiểu biết văn hóa vùng miền của người dân tộc thiểu số; trình độ, nhận thức của học sinh tiểu học trong các lớp không đồng đều, còn nhút nhát trong giao tiếp và nói tiếng Việt.

Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh học sinh vùng dân tộc thiểu số về công tác tăng cường tiếng Việt cho con em chưa đầy đủ; việc tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở một số trường tiểu học còn hạn chế.

Năm học 2022-2023, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức biên soạn tài liệu, triển khai tập huấn tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số cho học sinh lớp 5. Do đó, tại hội thảo các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán sẽ tập trung lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số, tăng cường trao đổi, chia sẻ và tương tác với các giảng viên là nhóm tác giả biên soạn nội dung tài liệu dạy học để quá trình triển khai tăng cường tiếng Việt tại các nhà trường được hiệu quả và thuận lợi.

Trong 2 ngày tập huấn, đại diện các nhà quản lý và giáo viên tiểu học cốt cán tại 45 tỉnh được tổ chức thăm trường, dự giờ tại 4 trường tiểu học có đông học sinh dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình.

Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số -0
Đoàn đại biểu tập huấn thăm trường và dự giờ tiết học thư viện tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Hòa Bình)

Tại đây các thầy cô giáo được tham quan trường lớp, dự giờ các tiết học trong chương trình giảng dạy cấp bậc tiểu học với mục đích tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc miền núi như: môn Tiếng Việt, môn Hoạt động trải nghiệm, tiết học thư viện… để cùng nhau trao đổi, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, bất cập, khó khăn và các giải pháp linh hoạt, lồng ghép trong quá trình triển khai các môn học.

Là trường tiểu học có số học sinh người dân tộc chiếm gần 30%, cô Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám cho biết: Hiện nay nhà trường có 25 lớp học, 3 phòng học bộ môn, đội ngũ giáo viên tại nhà trường luôn được chú trọng bồi dưỡng chuyên môn và đến thời điểm này, nhà trường đảm bảo đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày.

Với đặc thù có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, để dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã mạnh dạn tăng cường các tiết học ngoài giờ cho học sinh.

Một số mô hình như giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm hay tiết học thư viện là những giải pháp để tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số qua các hình thức triển khai như kể chuyển, tập đọc, diễn đạt… tạo cho học sinh môi trường học tập được nói, đọc, tư duy nhiều hơn và luôn được thầy cô giáo nỗ lực triển khai, duy trì, đổi mới.

Việc tổ chức tập huấn, tham quan thực tế tại địa phương, các nhà quản lý, thầy cô giáo còn có trao đổi, chia sẻ, học hỏi tương tác nhiều nội dung khác với nhau liên quan đến giáo dục tiểu học như: cách quản lý trường học, tổ chức bữa ăn bán trú, tổ chức các tiết học lồng ghép nhiều nội dung, bồi dưỡng tập huấn giáo viên...

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.