Tân Kỳ đổi thay từ tín dụng chính sách

Tại vùng quê miền Tây xứ Nghệ, sự no đủ, yên bình đang hiện hữu rõ ràng hơn. Kết quả đó, có sự quyết liệt của cấp ủy chính quyền, nỗ lực của bà con và sự tận tâm của những người làm tín dụng chính sách…

"Đánh thức" khát vọng, ý chí thoát nghèo

Tân Kỳ là một trong 11 huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 90km. Hơn hai thập kỷ trước, Tân Kỳ chỉ có đường đất đỏ, bụi mù mịt vào mùa nắng, sình lầy vào mùa mưa. Thời điểm ấy, không chỉ có riêng các tuyến đường “khổ ải”, mà cuộc sống của hầu hết 50.000 hộ dân Kinh, Thái, Thổ... ở 22 xã, thị trấn trên địa bàn đều vô cùng gian nan, thiếu thốn, cùng nền sản xuất nông, lâm nghiệp manh mún, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Tân Kỳ đổi thay từ tín dụng chính sách -0
Kiểm tra hộ nghèo vay vốn tại xã miền núi Tân Hợp, Tân Kỳ.

Trước thực tế đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn huyện đã tìm các giải pháp phù hợp nhằm giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 7,52%; diện mạo nông thôn miền núi thay đổi từng ngày; hàng loạt nhà ở của dân được xây dựng khang trang; đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc được nâng lên, hộ khá, giàu ngày càng nhiều….

Bí thư Huyện ủy Tân Kỳ Bùi Thanh Bảo cho biết, cấp ủy, chính quyền huyện đã huy động cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, ban ngành vào cuộc, thực hiện đầy đủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đây chính là động lực "đánh thức" khát vọng, ý chí thoát nghèo của người dân miền Tây xứ Nghệ.

Tín dụng chính sách phủ khắp làng quê

Kết quả đạt được của địa phương, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và sự hưởng ứng tích cực của đồng bào các dân tộc, còn có phần đóng góp quan trọng, hiệu quả của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tại địa bàn. Các cán bộ tín dụng NHCSXH đã tập trung huy động được nguồn lực tài chính lớn và tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước.

Tân Kỳ đổi thay từ tín dụng chính sách -0
NHCSXH giao dịch tại xã miền núi Giai Xuân, huyện Tân Kỳ

Giám đốc NHCSXH huyện Tân Kỳ Phan Thanh Tú cho biết, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến làng xã cùng với việc tập trung huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn giao cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Cụ thể, đến ngày 30.4.2024, UBND huyện và các xã, thị trấn đã quan tâm bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác chuyển sang NHCSXH 4.666 triệu đồng, góp phần nâng tổng dư nợ vốn chính sách toàn địa bàn đạt 649.744 triệu đồng với 21 chương trình tín dụng và 11.552 hộ vay vốn đang dư nợ.

Gần 650 tỷ đồng vốn chính sách đã được những cán bộ tín dụng chính sách huyện Tân Kỳ chuyển tải nhanh chóng, đến đúng các đối tượng thụ hưởng và đầu tư trực tiếp tới 100% làng, xã. Vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện thuận tiện hỗ trợ 35.280 hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp cho 3.252 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho 2.250 lao động, giúp cho 8.649 học sinh sinh viên vay được vốn học tập; hỗ trợ xây mới, cải tạo 9.393 công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp chuẩn; sửa chữa, làm nhà ở kiên cố cho nhiều hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc khó khăn.

Cùng với đó, nguồn vốn chính sách còn chung sức nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng/người năm 2002, lên 38,5 triệu đồng/người/năm 2022 (tăng hơn 11 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW), góp phần tạo sức bật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế trang trại, gia trại đạt năng suất, thu nhập cao.

Đơn cử như gia đình bà Phan Thị Mái, xóm Nghĩa Hòa, xã Nghĩa Phúc. Năm 2011, nhà thuộc diện hộ nghèo, nhưng các con của bà lại hiếu học. Nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 128,6 triệu đồng đã giúp 3 con của bà được học đại học. Cùng với đó, từ 16 triệu đồng nguồn vốn vay chương trình dự án phát triển lâm nghiệp, bà đã mạnh dạn vay thêm 40 triệu chương trình cho vay hộ cận nghèo; đầu tư cho sản xuất chăn nuôi. Đến nay, các con của bà đã ra trường và có việc làm thu nhập cao và ổn định, cùng với gia đình trả nợ ngân hàng, tích cóp gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH.

Hay như gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh, ở xóm Xuân Sơn, xã Nghĩa Hoàn, đã sử dụng vốn vay ưu đãi để cải tạo vườn tạp của gia đình thành mô hình vườn mẫu, vườn chuẩn nông thôn mới được gần 3 năm nay. Theo anh Mạnh, tham gia mô hình này, gia đình anh được vay vốn chính sách thuận lợi, đồng thời còn được hỗ trợ hệ thống lại vườn tược, đầu tư mở rộng diện tích cây ăn quả. Nhờ đó, trang trại của gia đình đã phát triển tốt, mang lại thu nhập cao, trả nhanh hết tiền vay và lãi cho ngân hàng. Tính ra bình quân mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu nhập hơn 150 triệu đồng.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở Tân Kỳ đã khơi dậy sức mạnh nội lực, huy động nguồn lao động tại chỗ, huy động sức mạnh tổng hợp từ cộng đồng xã hội đối với người nghèo. Cũng nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, vùng miền núi dân tộc trên miền Tây Nghệ An đã xích lại gần với miền xuôi.

Địa phương

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.