Tái hiện sống động tầm vóc nền ngoại giao Việt Nam hiện đại

“Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris” được dịch và giới thiệu tới độc giả Pháp nhân kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bởi đây là tư liệu lịch sử sống động, và là tài liệu tham khảo có giá trị về công tác ngoại giao. Tác phẩm cũng cho thấy tình cảm và những hoạt động mà Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân tiến bộ Pháp đã giúp Phái đoàn Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Hồi ức về cuộc “đụng đầu lịch sử”

Sáng 17.12, Viện Pháp tại Hà Nội - L’Espace, NXB Thế giới và Hội Hữu nghị Việt Pháp (AAFV) tổ chức tọa đàm giới thiệu cuốn sách "Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris” của tác giả, nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung, nhân dịp tác phẩm được dịch ra tiếng Pháp.

Ấn bản tiếng Việt “Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris” của nhà ngoại giao Võ Văn Sung ra mắt bạn đọc lần đầu tiên năm 2005 do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành, nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cuốn sách sau đó được NXB Chính trị Quốc gia tái bản hai lần vào năm 2012 và 2015.

Cuốn sách “Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris” được dịch ra tiếng Pháp
“Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris” bản tiếng Pháp

Năm 2020, NXB Thế giới giới thiệu ấn bản tiếng Pháp tựa đề “La Campagne Hồ Chí Minh au cœur de Paris”, do bà Nguyễn Đắc Như Mai - Việt kiều ở Pháp và là một nhà sử học, chuyển ngữ. Thế hệ của bà đã chứng kiến và tham gia cuộc chiến đấu của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài vì độc lập và thống nhất đất nước.

Giám đốc NXB Thế giới Trần Đoàn Lâm chia sẻ: NXB Ngoại văn trước kia và NXB Thế giới ngày nay có nhiệm vụ quan trọng là thông tin đối ngoại, là cầu nối thắt chặt hữu nghị giữa Việt Nam với nhân dân các nước và đặc biệt là với nước Pháp. Tác phẩm “Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris” được dịch và giới thiệu tới độc giả Pháp nhân kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cuốn sách tập trung miêu tả những hoạt động ngoại giao dồn dập trong một giai đoạn tương đối ngắn, từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tháng 1.1973, đến khi nước nhà thống nhất, và trên một không gian địa lý tương đối hẹp, chủ yếu là ở Pháp và Tây Bắc Âu. Tuy nhiên, với những dòng hồi ức đầy tâm huyết của mình, Võ Văn Sung đã tái hiện một cách chân thực và sống động tầm vóc của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, nhất là tinh thần chủ động và sáng tạo, vượt qua mọi thử thách khó khăn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất nước nhà.

Ngoài phản ánh cuộc đấu tranh ngoại giao thời đó, cuốn sách còn kể những câu chuyện sinh động, chứa chan tình cảm mặn nồng về những người Việt Nam sống xa quê hương nhưng vẫn hướng về Tổ quốc, về những người bạn quốc tế thủy chung và tiến bộ, hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Do đó, cuốn sách không đơn thuần là hồi ức của một nhà ngoại giao lão thành, mà còn lưu lại như một tài liệu tham khảo có giá trị, với nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu về công tác tuyên truyền đối ngoại, vận động chính giới và Việt kiều trong một giai đoạn lịch sử trọng đại của dân tộc.

Nhân chứng lịch sử trong giai đoạn hào hùng

Nói đến Võ Văn Sung là nói đến một nhà ngoại giao từng gắn bó phần lớn cuộc đời ngoại giao của mình với địa bàn Paris và Tây Bắc Âu. Là người tham gia trực tiếp cuộc đấu tranh ngoại giao của ta tại Hội nghị Paris, rồi giai đoạn đấu tranh thi hành hiệp định, có thể nói nhà ngoại giao Võ Văn Sung là một trong số ít những người có may mắn được đi suốt cuộc đụng đầu lịch sử giữa nền ngoại giao Việt Nam non trẻ với nền ngoại giao lão luyện của Hoa Kỳ ngay trên đất Paris, một trong những trung tâm văn minh lớn của phương Tây.

Ông đã tham gia các cuộc hội đàm bí mật giữa trưởng phái đoàn Việt Nam, ông Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Mỹ Kissinger giai đoạn từ 1971 - 1973 với tư cách là đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và là một trong năm thành viên của phái đoàn Việt Nam tại lễ ký kết Hiệp định Paris ngày 27.1.1973. Do vậy, cuốn sách chứa đựng nhiều nội dung mang tính tư liệu chưa từng được công bố.

Ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm
Ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm

Ngoài việc là nhân chứng lịch sử trong giai đoạn hào hùng, ngoài tham gia vào cuộc đấu tranh ngoại giao của ta tại Hội nghị Paris, đến những năm sau giải phóng, thống nhất đất nước, ông Võ Văn Sung là Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Pháp. Theo ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, một trong những người đọc đầu tiên và viết lời tựa cho bản sách tiếng Việt chia sẻ: Trong hoạt động đối ngoại, Đại sứ Võ Văn Sung là nhà ngoại giao kỳ cựu, đầy kinh nghiệm. Ông là nhà ngoại giao toàn diện, ngoại giao kinh tế, chính trị, văn hóa, quần chúng, các lĩnh vực này ông đều làm rất tốt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, ông rất năng động. Trong cuốn sách “Nghề tay trái” của ông, mọi người có thể thấy những điều ông suy nghĩ, hành động trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu mở cửa năm 1986, tích cực đóng góp để phát triển kinh tế đất nước… Điều đáng quý là làm việc gì ông cũng đúc kết thành bài học, kinh nghiệm, nên mọi người xem ông Sung như người thầy, thế hệ trẻ đã học được cách làm việc cũng như tâm huyết, nhiệt tình của ông với công việc, đóng góp vào sự nghiệp lớn lao của dân tộc...

Theo GS. Pierre Darriulat, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp, người đã giúp hiệu đính ấn bản tiếng Pháp của cuốn sách và từng gặp ông Võ Văn Sung: “Ông Sung thậm chí còn Paris hơn cả người Paris, ông rất nhớ những năm tháng ở Pháp và kể chuyện rất vui. Ông có tinh thần cởi mở, tầm nhìn rộng lớn nhờ tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau... “Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris” là tác phẩm quý giá, không nhiều người kể về điều này, rất may ông Võ Văn Sung đã viết ra những trang quan trọng của thời khắc lịch sử đó”.

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.