Kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2023)

Vị giáo sư góp phần điều trị thành công ca bệnh khó tỷ lệ hàng đầu cả nước

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, đại biểu Quốc hội Khoá XV được biết đến là vị “thuyền trưởng” chèo lái bệnh viện Trung ương Huế trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật cao được áp dụng trong khám, chữa bệnh, cũng như điều trị những ca bệnh khó có tỷ lệ thành công ở hàng cao nhất cả nước.

- Được đánh giá là người có nhiều thành công trong nghiên cứu, đột phá trong điều trị, cứu chữa cho người bệnh; đồng thời là đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, quý báu về chính sách, chiến lược cho ngành y tế. Giáo sư đã "cân bằng" vai trò hai nhiệm vụ lớn này thế nào?

- Là đại biểu Quốc hội khoá XIV và XV, tôi luôn tâm niệm mình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, vai trò và chịu sự giám sát của cử tri. Có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo, trả lời những yêu cầu và kiến nghị với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội.

Ngoài ra, thực hiện quyền thu thập thông tin, chất vấn, kiến nghị trong Quốc hội và chính quyền những vấn đề cấp thiết, quan trọng mà cử tri tin tưởng ủy thác, đôn đốc và giám sát việc giải quyết. Báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến, giải thích và hướng dẫn các nghị quyết của Quốc hội, vận động và cùng với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

Là người công tác trong lĩnh vực y tế, tôi đóng góp ý kiến, góp phần tham mưu cho Quốc hội thực hiện các vấn đề liên quan đến chính sách, chiến lược y tế, công tác quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh… đặc biệt là trong Luật Khám chữa bệnh; vệ sinh, an toàn thực phẩm; đào tạo nguồn nhân lực y tế, nghiên cứu khoa học công nghệ trong y học…

Phối hợp tốt giữa ngành y tế với bảo hiểm xã hội, đảm bảo cho người bệnh tại các bệnh viện được hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất; công bằng giữa phát triển kỹ thuật cao - chăm sóc toàn diện - chi phí y tế.

Tham mưu, phối hợp tốt ngành y tế và các ban ngành có liên quan trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh trong trường hợp xấu nhất.

Tham gia xây dựng và quyết định các biện pháp thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công. An sinh xã hội và xoá đói, giảm nghèo. Bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa.

Ở vai trò nào, tôi cũng nỗ lực làm tốt nhiệm vụ, đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, chung tay xây dựng một nền y tế Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng.

- Cụ thể tại địa phương nơi Giáo sư đang công tác, vai trò này được thể hiện thế nào để đáp ứng với kỳ vọng của người dân đối với lĩnh vực y tế?

- Bệnh viện Trung ương Huế có những đóng góp quan trọng cho việc Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm Y tế chuyên sâu, thực hiện tốt Kết luận 48 của Bộ Chính trị năm 2009 và bây giờ càng cố gắng phát huy hết vai trò của mình để tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Từ năm 2016 cho đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế đã và đang tiếp tục xây dựng các trung tâm mới, các dự án Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị… với tổng vốn gần 1.500 tỷ đồng. Trong đó, nâng cấp Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân (200 tỷ đồng); Trung tâm Sản Phụ khoa (300 tỷ đồng); Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 (300 tỷ đồng); mở rộng Bệnh viện Trung ương Huế -  Cơ sở 2 (350 tỷ đồng), toà nhà Huyết học Lâm sàng (100 tỷ đồng) và các dự án nước thải, đầu tư trang thiết bị y tế, đào tạo nguồn nhân lực… sẽ góp phần thay đổi diện mạo bệnh viện cũng như chất lượng khám chữa bệnh tại Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung – Tây nguyên và cả nước.

Trung tâm y tế chuyên sâu của tỉnh thừa Thiên Huế hiện được cấu thành bởi 3 thành phần: Bệnh viện Trung Huế; Trường Đại học Y – Dược Huế, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Từng đơn vị cần phát huy thế mạnh của mình góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm đầu ngành về y học tại Việt Nam và thế giới. Cùng với Sở Y tế Thừa Thiên - Huế hoàn thiện thiết chế y tế cơ sở và Trường Đại học Y dược Huế đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.

Duy trì và nâng cao vị thế ngành Y tế của Thừa Huế, xây dựng thiết chế Y tế của tỉnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng; theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị là: “Trung tâm y học cao cấp, Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, Có thương hiệu quốc tế”.

Đảm bảo phát triển bệnh viện ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, để nhân dân, cán bộ, chiến sĩ,… đến khám và chữa bệnh tại Thừa Thiên Huế xứng đáng được hưởng thụ các dịch vụ y tế với chất lượng tốt nhất.

- Mới đây, Giáo sư đã có chuyến khảo sát ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh nhằm hỗ trợ ngành y tế tỉnh này, giáo sư cho biết những kết quả và phương hướng sắp tới?

- Trên cơ sở khảo sát thực tế, đoàn công tác đã đóng góp các ý kiến thiết thực về việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực y tế… cần thiết cho phát triển kỹ thuật của các đơn vị. Đồng thời cũng đã thảo luận và thống nhất với Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh về kế hoạch tăng cường hỗ trợ, chuyển giao các gói kỹ thuật, hội chẩn, tư vấn điều trị các trường hợp bệnh khó, bệnh nặng… cho ngành y tế tỉnh  trong thời gian tới. Việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật sẽ được thực hiện cả 2 phương thức: đào tạo tập trung tại Bệnh viện Trung ương Huế và cử chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Huế đến trực tiếp cầm tay, chỉ việc tại chỗ.

Trong chuyến công tác này, ngoài khảo sát chuyên môn, cơ sở kỹ thuật, đoàn cũng kết hợp tặng 70 suất quà cho các bệnh nhân nghèo hiện đang điều trị tại các cơ sở y tế thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Với vai trò là Trung tâm Y tế chuyên sâu, Bệnh viện Hạng đặc biệt duy nhất tại khu vực miền Trung-Tây nguyên, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai nhiều kỹ thuật cao và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm đem đến sự hài lòng cho người bệnh, Bệnh viện Trung ương Huế đặc biệt chú trọng công tác hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực.

Trong nhiều năm qua, thông qua các hoạt động chỉ đạo tuyến, triển khai các đề án 1816, đề án bệnh viện vệ tinh, đề án 2628, Telemedecin…, Bệnh viện Trung ương Huế đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho các bệnh viện khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giúp người bệnh được khám chữa bệnh, sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

- Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Sức khỏe

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc
Tin tức

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, qua báo cáo ngành y tế gửi đến kỳ họp, việc giải quyết phần lớn những vấn đề phân công tại Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành.

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá
Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá

Trước tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá đang trở thành mối lo của nhiều gia đình và toàn xã hội, vừa qua, Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi “Sinh viên ngành giao thông vận tải nói không với thuốc lá” năm 2024.

20 kỹ thuật mới, chuyên sâu được chuyển giao và thực hiện thành công tại BVÐK tỉnh Bình Định.
Sức khỏe

Hiệu quả từ chuyển giao, chủ động thực hiện kỹ thuật cao

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ năm 2020 - 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao từ việc tiếp nhận đào tạo, hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Những thành quả bước đầu được ghi nhận góp phần quan trọng trong cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải áp lực cho tuyến trên.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá
Tin tức

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh THCS và THPT. Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử.