Những dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ dưới 1 tuổi đến khoảng 3 tuổi. Tại Việt Nam, khoảng 60% các trường hợp động kinh xuất hiện ở trẻ nhỏ.

Bệnh động kinh ở trẻ em là một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, xuất phát từ sự bất thường trong hoạt động của não bộ, gây kích thích đồng thời một nhóm tế bào thần kinh tại vỏ não. Điều này dẫn đến các xung điện không kiểm soát, gây kích thích tại các vùng khác nhau của não, dẫn đến những triệu chứng đa dạng, trong đó những cơn co giật triệu chứng điển hình.

66262-1-500x340.jpg
Ảnh minh họa

Vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực chỉ ra những dấu hiệu của bệnh động kinh ở trẻ em như sau:

Cơn động kinh cục bộ

- Cơn cục bộ đơn giản vận động: Trẻ không mất ý thức, có thể co giật ở các bộ phận như ngón chân, tay, nửa mặt hoặc nửa người. Ngoài ra, có thể mất khả năng phát âm hoặc nói chuyện. Trẻ cũng có thể thực hiện các hành động không kiểm soát được bao gồm quay đầu hoặc giơ tay.

- Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Không mất ý thức, nhưng trẻ có thể cảm thấy rối loạn cảm giác (kim châm, đau như điện giật), có ảo giác về ánh sáng, âm thanh, mùi khó chịu, chóng mặt, hoặc thay đổi vị giác.

- Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Trẻ có thể tăng tiết nước bọt, cảm thấy buồn nôn, khó thở, đánh trống ngực, hoặc tè dầm.

- Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Trẻ gặp khó khăn trong việc nói chuyện, cảm thấy lo âu, sợ hãi.

- Cơn cục bộ phức tạp: Trẻ mất ý thức ngay từ đầu, kèm theo các động tác tự động ở miệng và tay, hoặc phát ra âm thanh hoặc từ ngữ không kiểm soát.

Cơn động kinh toàn thể

- Cơn vắng ý thức: Trẻ mất ý thức trong vài giây, thường nhìn xa xăm, bất động và hoạt động bị gián đoạn. Có thể kèm theo giật nhẹ ở miệng, mí mắt, hoặc ưỡn người ra sau, giãn đồng tử, thay đổi nhịp thở, và đôi khi tè dầm.

- Cơn giật cơ: Trẻ có những cơn giật cơ ngắn, đột ngột, có thể ngã mà không mất ý thức.

- Cơn co giật: Cơn co giật hai bên cơ thể, thường kéo dài và có liên quan đến sốt cao. Các cơn co giật này có xu hướng giảm dần theo thời gian.

- Cơn tăng trương lực: Trẻ bị co cứng cơ trong vài giây đến một phút, không có rung cơ, thường kèm theo rối loạn thực vật và mất ý thức.

- Cơn mất trương lực: Trẻ mất hoặc giảm trương lực cơ. Nếu cơn ngắn, trẻ chỉ gục đầu hoặc gập người; nếu kéo dài, trẻ có thể ngã ra đất với cơ thể mềm nhũn.

- Cơn co cứng – co giật (cơn lớn): Trẻ mất ý thức, cơ co cứng, sau đó xảy ra co giật hai bên cơ thể. Trẻ có thể bị tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, giãn đồng tử, đỏ mặt, và có nguy cơ cắn phải lưỡi hoặc ngừng thở. Sau cơn, trẻ thường kiệt sức, mất ý thức tạm thời, yếu cơ và cần thời gian để hồi phục.

Sức khỏe

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn
Xã hội

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn

Ngày 30.3, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Thanh tra tỉnh Hòa Bình và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, công nghệ tổ chức Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sức khỏe

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Ngày 29.3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chỉ trong ba tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ não ở người trẻ. Gần đây nhất là ca bệnh P.H.S (21 tuổi), có tiền sử tim bẩm sinh bị đột quỵ nhồi máu não do tác động mạch não giữa phải.

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không
Sức khỏe

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không

Chiều ngày 27.3, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đáng nói, trong số những ca mắc sởi, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.