Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Nguyễn Minh Tâm:

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, qua báo cáo ngành y tế gửi đến kỳ họp, việc giải quyết phần lớn những vấn đề phân công tại Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành.

Theo đại biểu Tâm, vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm và cũng là kiến nghị nhận được nhiều nhất qua khảo sát, giám sát, tiếp xúc cử tri đối với ngành Y tế là đề án ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý giấy phép hành nghề. Bởi lẽ hoạt động này thể hiện vai trò, trách nhiệm của ngành y tế trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đặc biệt là khám chữa bệnh trong lĩnh vực tư nhân, góp phần kiểm soát giấy phép giả, giấy phép hết hạn, khám chữa bệnh kém chất lượng…

“Tôi cũng quan tâm về việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai. Tuy nhiên, vấn đề này đã được báo cáo của Bộ Y tế giải trình cơ bản rõ ràng, súc tích,” đại biểu Minh Tâm cho biết.

Cũng theo đại biểu, thời gian qua, với những nỗ lực của Bộ Y tế, tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế đã cơ bản được khắc phục tuy nhiên vẫn chưa triệt để. Đối với tình trạng thiếu thuốc chưa được giải quyết, qua phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đào Hồng Lan, đại biểu kỳ vọng sắp tới Bộ sẽ hoàn thiện cơ chế hoàn trả tiền cho người dân khám bệnh, chữa bệnh phải tự mua thuốc điều trị và vật tư y tế nhằm đảm bảo nhu cầu, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

011220221206-202210280640489211-nguyen-minh-tam-quang-binh.jpg
ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) phát biểu trên hội trường

Đối với công việc, nhiệm vụ của ngành, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình trân trọng nỗ lực của toàn ngành nói chung, tư lệnh ngành nói riêng. Theo đó, phần nhiêm vụ, báo cáo mà Bộ trưởng khái quát tuy ngắn gọn, súc tích nhưng đã bật nổi được những công việc mà ngành đã giải quyết trong thời gian qua. Đặc biệt là nhiệm vụ từ những kỳ họp trước.

“Đối với Bộ trưởng Bộ Y tế, dù là một tư lệnh ngành không xuất thân từ ngành y, được phân công đảm nhiệm nhiệm vụ khi ngành y còn bộn bề khó khăn, vướng mắc bởi cơ chế, nhân lực bị xáo trộn sau đại dịch Covid 19, nhưng bằng những nỗ lực của mình, Bộ trưởng đã chứng minh được năng lực của mình. Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành được hàng loạt Luật, Nghị quyết và cụ thể hóa các văn bản này để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành y mà cụ thể là Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế…,” đại biểu Tâm nhận định.

Đối với các nhiệm vụ Quốc hội giao tại Nghị quyết chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Bộ Y tế đã hoàn thành 14/16 nhiệm vụ… Quả thực, đó là những kết quả rất ấn tượng!

“Đối với phiên chất vấn, tôi cho rằng đây là những phiên chất vấn chất lượng, sôi động bởi lẽ cả người được chất vấn và người chất vấn đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bởi lẽ những vấn đề cuộc sống đặt ra trong thời điểm này đang rất thời sự trong bối cảnh kinh tế nước ta phải chịu ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế, chính trị thế giới; rồi dịch bệnh diễn biến khôn lường cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ khó khăn, thách thức cho ngành y…,” Đại biểu nhận xét

Đại biểu kỳ vọng rằng, các Bộ, ngành tham gia trả lời chất vấn cùng Bộ trưởng Y tế sẽ tiếp thu những ý kiến, kiến nghị từ đại biểu Quốc hội, cử tri để tiếp tục thực hiện tốt công việc được phụ trách, nhằm về đích trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.