TP.HCM: Bé trai 1 tuổi viêm phổi vì uống nhầm dầu hương liệu

Không may uống hết 100ml dầu hương liệu, trẻ có biểu hiện ho sặc sụa, khó thở tím tái nguy hiểm.

Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố thông tin, tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhi N.G.B (12,5 tháng tuổi, trú tại Tây Ninh) trong tình trạng khó thở tím tái.

Khai thác tiền sử bệnh nhân, ghi nhận cùng ngày nhập viện khoảng 17 giờ trẻ ở trong nhà, chơi với bình dầu hương liệu (dùng để thắp đèn) có mở nắp sẵn do người nhà quên đóng. Trong bình còn khoảng 100ml, trẻ cầm đưa vào miệng uống gây ho sặc sụa, tím tái, trên áo trẻ dính đầy dầu hương liệu.

Sau khi gia đình phát hiện, ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện địa phương sơ cứu và được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố điều trị.

xquang.jpg
Hình ảnh X quang ngực lúc nhập viện cho thấy tình tổn thương phổi lan tỏa 2 phế trường bên phải nhiều hơn bên trái, gây suy hô hấp nặng (Ảnh: BVCC)

BS.CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, thời điểm nhập viện, trẻ biểu hiện khó thở tím tái, thở rút lõm ngực nặng, nhịp tim 180 – 200 lần/phút. Vì vậy, bệnh nhi được đặt nội khí quản giúp thở, kháng sinh, dịch truyền, điều chỉnh điện giải toan kiềm, an thần, dãn cơ, đặt ống thông dạ dày dẫn lưu hóa chất còn sót lại trong đường tiêu hóa ra ngoài.

Kết quả sau 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo, bú khá.

Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên để thuốc và hóa chất xa tầm với trẻ. Đặc biệt, cần cất trong các tủ có khóa, tránh cho trẻ tiếp cận gây hậu quả đáng tiếc.

Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá
Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá

Trước tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá đang trở thành mối lo của nhiều gia đình và toàn xã hội, vừa qua, Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi “Sinh viên ngành giao thông vận tải nói không với thuốc lá” năm 2024.

20 kỹ thuật mới, chuyên sâu được chuyển giao và thực hiện thành công tại BVÐK tỉnh Bình Định.
Sức khỏe

Hiệu quả từ chuyển giao, chủ động thực hiện kỹ thuật cao

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ năm 2020 - 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao từ việc tiếp nhận đào tạo, hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Những thành quả bước đầu được ghi nhận góp phần quan trọng trong cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải áp lực cho tuyến trên.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá
Tin tức

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh THCS và THPT. Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử. 

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi
Sức khỏe

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi

Trường hợp bệnh nhi N.Đ.D (4 tuổi, Bắc Giang) thường xuyên có hiện tượng chảy máu cam và ngạt mũi vì chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở
Sức khỏe

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở

Bác sĩ khuyến cáo những người bệnh có yếu tố nguy cơ cao, kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khó thở thì cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.