Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh hô hấp khi giao mùa

Trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến nhiệt độ và độ ẩm không khí cũng thay đổi từng ngày trở thành điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh đường hô hấp phát triển.

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ tiếp nhận nhiều người bệnh mắc các bệnh hô hấp. Đặc biệt, nhiều trường hợp mắc các bệnh lý phổi trước đó như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… vào viện vì đợt cấp.

Điển hình, trường hợp nữ bệnh nhân (48 tuổi, Vĩnh Phúc) nhập viện vì ho khạc đờm, sốt cao. Qua xét nghiệm máu cho thấy, chỉ số viêm tăng cao, chụp phổi ghi nhận đông đặc diện rộng phổi trái. Do đó, người bệnh được điều trị tích cực và ra viện sau 1 tuần điều trị.

12112024-benhhohap-1-768x285.jpg
Hình ảnh phổi của người bệnh trước và sau khi điều trị (Ảnh: BVCC)

Tương tự, trường hợp người bệnh nam (75 tuổi, Phú Thọ) có tiền sử tăng huyết áp vào viện vì ho khạc đờm, khó thở. Chụp phim cho thấy tổn thương viêm diện rộng phổi trái. Do người bệnh cao tuổi, lại có nhiều bệnh nền nên thời gian điều trị kéo dài. Sau 2 tuần, sức khỏe bệnh nhân mới ổn định và được ra viện.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Huy, khoa Nội hô hấp – Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, thời tiết lạnh và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để các tác nhân virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi nhanh chóng theo ngày, thậm chí trong một ngày sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, dẫn đến hệ miễn dịch, hệ hô hấp không kịp thích nghi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.

Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp, sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm hàng ngày cũng là một yếu tố kích thích đường hô hấp, nhất là những người bệnh có sự nhạy cảm như hen phế quản, viêm mũi xoang dị ứng. Nếu không kiểm soát tốt các bệnh lý đường hô hấp trên, các triệu chứng có thể nặng nề hơn, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng hơn bao gồm viêm xoang, viêm phổi, áp xe phổi.

6541c451a4fe4.jpg
Ảnh minh họa

Chính vì vậy, bác sĩ Nguyễn Xuân Huy khuyến cáo để phòng tránh bệnh hô hấp khi giao mùa, người dân cần chú ý:

- Tiêm phòng vaccin cúm, phế cầu, covid. Đặc biệt, với những người có bệnh nguy cơ cao như người già, người mắc bệnh mạn tính, bệnh phổi mạn tính,…

- Tránh không khí lạnh, nếu phải ra ngoài khi thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể ở vùng cổ, ngực, gan bàn chân,…

- Ăn uống đủ chất, giàu dinh dưỡng, uống đủ nước.

- Duy trì thói quen tập thể dục và kiểm soát tốt bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường

- Khi có biểu hiện bệnh lý hô hấp, người dân cần có sự thăm khám của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh hay điều trị bằng đơn thuốc của người khác để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sức khỏe

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc
Tin tức

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, qua báo cáo ngành y tế gửi đến kỳ họp, việc giải quyết phần lớn những vấn đề phân công tại Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành.

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá
Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá

Trước tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá đang trở thành mối lo của nhiều gia đình và toàn xã hội, vừa qua, Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi “Sinh viên ngành giao thông vận tải nói không với thuốc lá” năm 2024.

20 kỹ thuật mới, chuyên sâu được chuyển giao và thực hiện thành công tại BVÐK tỉnh Bình Định.
Sức khỏe

Hiệu quả từ chuyển giao, chủ động thực hiện kỹ thuật cao

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ năm 2020 - 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao từ việc tiếp nhận đào tạo, hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Những thành quả bước đầu được ghi nhận góp phần quan trọng trong cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải áp lực cho tuyến trên.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá
Tin tức

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh THCS và THPT. Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử.