TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn vì "vẽ bệnh, moi tiền"

Thanh tra Sở Y tế đã xử phạt, tước giấy phép hoạt động Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn, tước chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của nhiều bác sĩ tại phòng khám này vì "vẽ bệnh, moi tiền".

Hàng loạt sai phạm của phòng khám, bác sĩ

040b0074-bae6-4c4d-99a3-f51a780fb447.jpg
Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị tước giấy phép hoạt động vì "vẽ bệnh, moi tiền"

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn (153-155 Nguyễn Văn Cừ, Phường 2, Quận 5) vì những sai phạm tại Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn (PKĐK Y học Sài Gòn, ở cùng địa chỉ).

Theo Thanh tra Sở Y tế, PKĐK Y học Sài Gòn có các hành vi: lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật; thực hiện không đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám chữa bệnh; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu.

Với những sai phạm trên của PKĐK Y học Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn bị xử phạt 109 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám 4 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám 2 tháng.

Ngoài ra, Thanh tra Sở Y tế còn xử phạt bà Bùi Thị Thuý Hằng (bác sĩ phụ trách chuyên khoa Sản – Kế hoạch hoá gia đình của PKĐK Y học Sài Gòn) 9,5 triệu đồng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh 3 tháng vì các hành vi: lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật; chỉ định sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh vì vụ lợi.

Ông Mai Ngọc Nhiên và bà Trương Thị Phương Anh (nhân viên PKĐK Y học Sài Gòn) cùng bị xử phạt 2 triệu đồng và tước chứng quyền sử dụng chỉ hành nghề khám chữa bệnh 2 tháng vì hành vi: lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật.

Thai phụ bị "vẽ bệnh, moi tiền" trên bàn thủ thuật

1a45e7f0-ea59-4432-8abe-3bf8513488f9-1-201-a.jpg
Hình ảnh quảng cáo về Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn. Ảnh chụp màn hình

Trước đó, vào cuối tháng 10.2024, Thanh tra Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra đột xuất PKĐK Y học Sài Gòn sau khi nhận được thông tin kêu cứu từ người nhà của người bệnh bị phòng khám này giữ lại để “vẽ bệnh, moi tiền”, kèm theo chứng cứ là cuộc trao đổi vẽ bệnh ngay trên bàn thủ thuật.

Cụ thể, ngày 22.10.2024, chị V.T.B.T. (SN 1992) đến PKĐK Y học Sài Gòn và được bác sĩ Bùi Thị Thuý Hằng khám, cho chỉ định siêu âm. Kết quả siêu âm chị T. mang thai 10 tuần 4 ngày và mong muốn được bỏ thai.

Phòng khám thu phí 5 triệu đồng, bác sĩ Hằng cho chỉ định uống thuốc phá thai nội khoa nhưng lại ghi trong hồ sơ bệnh án là dưỡng thai với thuốc Obimin.

Sau 2 ngày uống thuốc, bệnh nhân quay lại tái khám, bác sĩ Hằng chỉ định hút thai nhưng không ghi chép hồ sơ bệnh án ngoại trú cũng như không cho bệnh nhân ký cam kết trước khi làm thủ thuật đình chỉ thai.

Ngay trên bàn thủ thuật, các nhân viên của PKĐK Y học Sài Gòn liên tục dùng các chiêu trò, hù dọa gây sức ép buộc người nhà phải đóng thêm tiền để được làm thủ thuật không đau với giá 17 triệu. Vì không đủ tiền để trả, người nhà của bệnh nhân đã gọi điện thoại đến Sở Y tế cầu cứu.

Theo Sở Y tế, nhân viên của PKĐK Y học Sài Gòn có tính đối phó, không hợp tác cũng như không cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu cho đoàn kiểm tra.

Sở Y tế tiếp tục chuyển hồ sơ vụ việc đến Công an TP. Hồ Chí Minh để điều tra làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật khác của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn, xử lý nghiêm theo quy định.

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn, tên cũ là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Sài Gòn 155, thành lập ngày 27.12.2022, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Điệp, chức vụ Tổng Giám đốc.

PKĐK Y học Sài Gòn trực thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn được Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động số 09885/HCM-GPHĐ, ngày 13.9.2023, người phụ trách chuyên môn kỹ thuật là bác sĩ Liêu Thanh Hoàng.

Theo Sở Y tế, PKĐK Y học Sài Gòn chỉ được phép thực hiện phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 7 tuần tuổi. Việc thực hiện thủ thuật phá thai, hút thai 10 tuần 4 ngày là vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép.

Tháng 9.2023, PKĐK Y học Sài Gòn đã bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt 202 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 4 tháng cũng với những hành vì “vẽ bệnh, moi tiền”, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn.

Sức khỏe

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc
Tin tức

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, qua báo cáo ngành y tế gửi đến kỳ họp, việc giải quyết phần lớn những vấn đề phân công tại Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành.

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá
Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá

Trước tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá đang trở thành mối lo của nhiều gia đình và toàn xã hội, vừa qua, Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi “Sinh viên ngành giao thông vận tải nói không với thuốc lá” năm 2024.

20 kỹ thuật mới, chuyên sâu được chuyển giao và thực hiện thành công tại BVÐK tỉnh Bình Định.
Sức khỏe

Hiệu quả từ chuyển giao, chủ động thực hiện kỹ thuật cao

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ năm 2020 - 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao từ việc tiếp nhận đào tạo, hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Những thành quả bước đầu được ghi nhận góp phần quan trọng trong cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải áp lực cho tuyến trên.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá
Tin tức

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh THCS và THPT. Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử.