Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục:

Sửa đổi, bổ sung các quy định về liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 124/2024/NĐ-CP ngày 5.10.2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6.6.2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Sửa đổi, bổ sung đối tượng thực hiện liên kết giáo dục

Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 6 về đối tượng liên kết giáo dục.

Cụ thể, bên Việt Nam: Cơ sở giáo giáo dục mần non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Bên nước ngoài: Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gia n hoạt động ít nhất 5 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động.

Cơ sở có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục.

Bên cạnh đó, Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 7 về chương trình giáo dục. Theo đó, chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài;

Không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh.

Nghị định 124/2024/NĐ-CP yêu cầu các bên liên kết có trách nhiệm công khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng cho học sinh, cha mẹ học sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục các thông tin về chương trình giáo dục và kết quả kiểm định, số lượng giáo viên người nước ngoài, số lượng học sinh nước ngoài, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.

gdnn-2338-3819.jpg
Ảnh minh hoạ

Sửa đổi, bổ sung quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Nghị định 124/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo đó, đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ gồm:

Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Về chương trình đào tạo, Nghị định 124/2024/NĐ-CP nêu rõ: Chương trình đào tạo của nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu:

Là chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng hợp pháp cấp.

Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20.11.2024.

Trước đó, tại Toạ đàm với chủ đề: “Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài: Học và cấp bằng như thế nào?” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, các chuyên gia đều đánh giá, mặc dù chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 38/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tuyển sinh và tổ chức đào tạo các trình độ đã dẫn đến 62,71% chương trình liên kết đại học nước ngoài không được xếp hạng, hạn chế trong chất lượng tuyển sinh đầu vào như năng lực ngoại ngữ, kết quả học bạ và điểm thi THPT tương đối thấp), khiến dư luận đánh giá là vàng thau lẫn lộn, gây ảnh hưởng không tích cực trong xã hội và làm mất đi phần nào ý nghĩa, sứ mệnh của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018. 

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí: Thay đổi cấu trúc, không có câu hỏi Atlat
Giáo dục

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí: Thay đổi cấu trúc, không có câu hỏi Atlat

Ngày 18.10, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố 18 đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Điểm mới của đề thi môn Địa lí không có câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, các kĩ năng thực hành trong đề chủ yếu làm việc với biểu đồ, kĩ năng tính toán dựa trên các công thức cơ bản.

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên: Cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội
Giáo dục

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên: Cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, để công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên được triển khai hiệu quả, cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần phải được xây dựng vững chắc và các chế tài xử lý phải có tính răn đe, quyết liệt, đầy đủ.