Trong thời đại công nghệ số, "Bình dân học vụ số" được kỳ vọng mang đến cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân, từ thành thị đến nông thôn, từ người trẻ đến người già. Đây chính là chìa khóa nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đà cho đất nước vươn mình mạnh mẽ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan nền tảng “Bình dân học vụ số”, ngày 26.3.2025. Ảnh: Nhật Bắc
Phổ cập kỹ năng số cho toàn dân
Đất nước đang đứng trước cơ hội lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, phát triển mạnh mẽ với động lực chính đến từ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Khởi động và tăng tốc cho hoạt động chuyển đổi số quốc gia thời gian qua, chương trình Chính phủ số đã đạt nhiều kết quả tích cực: hạ tầng số phát triển mạnh mẽ, đã thương mại hóa 5G; 96,4% thôn, bản đã có internet cáp quang, 82,9% hộ gia đình sử dụng internet cáp quang băng rộng. Kinh tế số đóng góp 18,3% GDP. Dữ liệu số được xây dựng và đẩy mạnh khai thác, với 10 cơ sở dữ liệu quốc gia trọng điểm, trong đó cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 18 bộ, ngành, 63 địa phương, phục vụ hơn 1,8 tỷ lượt truy cập, tra cứu, xác thực thông tin…
Để tạo động lực, phát huy, khai thác sức mạnh hơn nữa của khoa học, công nghệ, góp phần từng bước đưa kỹ năng số phổ cập rộng rãi trong xã hội... ngày 22.12.2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại nghị quyết này, lần đầu tiên khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí "đột phá quan trọng hàng đầu" với những mục tiêu cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng sinh viên tham dự Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” , ngày 26.3
Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 57, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào "Bình dân học vụ số", cuối tháng 3.2025 vừa qua, phong trào "Bình dân học vụ số" đã chính thức được phát động. Tại đây, nhắc lại tinh thần học tập từ thế hệ cha anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: 80 năm trước, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết, "giặc dốt" cùng với "giặc đói" và "giặc ngoại xâm" trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm. Phong trào "Bình dân học vụ" ra đời với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ. Kết quả chỉ trong thời gian ngắn, hàng triệu người dân đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới với khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, lấy cảm hứng từ phong trào "Bình dân học vụ" do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng năm 1945 nhằm xóa mù chữ và nâng cao dân trí, phong trào "Bình dân học vụ số" mang trong mình sứ mệnh mới: phổ cập kỹ năng số, giúp mọi người dân có thể tiếp cận, sử dụng và làm chủ công nghệ hiệu quả.
Phong trào "Bình dân học vụ số” cần được triển khai sâu rộng, mạnh mẽ
Bày tỏ niềm vui khi chứng kiến sự chuyển mình của đất nước qua 2 phong trào, cụ ông Nguyễn Văn Duân (85 tuổi) ở Đan Phượng, Hà Nội cho biết: 80 năm trước, phong trào “ Bình dân học vụ” đã thắp lên ngọn lửa tri thức, đã giúp tôi và hàng triệu người dân Việt Nam lúc bấy giờ thoát khỏi bóng tối mù chữ. “Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày tôi biết đọc, biết viết những dòng chữ đầu tiên. Cảm giác lúc đó thật vui sướng, không chỉ là niềm vui sướng, hạnh phúc của sự tự do, mà là sức mạnh để tôi tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hôm nay, tôi lại được chứng kiến một cuộc cách mạng tri thức mới, không chỉ là xóa mù chữ viết, mà là xóa mù về công nghệ. Cả hai cuộc cách mạng đều mang đến cho tôi niềm tin vào sức mạnh của tri thức. Tin rằng, với sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của Nhà nước, tôi và mọi công dân sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn”- ông Duân tin tưởng.
Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Văn Long:Nền tảng "Bình dân học vụ số" sẵn sàng đưa vào khai thác, vận hành
Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Văn Long
Nền tảng "Bình dân học vụ số" sẵn sàng đưa vào khai thác, vận hành trên toàn quốc từ ngày 1.4.2025, phấn đấu trong năm đầu tiên triển khai sẽ giúp giảm tới 80% chi phí đào tạo, tập huấn so với phương thức truyền thống, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm nguồn lực xã hội và đẩy mạnh phổ cập tri thức số cho toàn dân. Để bảo đảm việc triển khai thành công nền tảng “Bình dân học vụ số” trên phạm vi toàn quốc, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cần phát động thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”; phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của việc học tập chuyển đổi số. Qua đó, từng bước hình thành phong trào học tập tự nguyện, rộng khắp, hướng đến xây dựng xã hội học tập và công dân số...
Cần hành động quyết liệt từ mỗi người dân
Là người phát động phong trào "Bình dân học vụ số", Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhấn mạnh: Chúng ta không chỉ kế thừa di sản quý báu của lịch sử, mà còn phải biết ứng dụng vào thực tiễn hiện nay. Việc trang bị tri thức số sẽ giúp người dân tự tin hơn trong môi trường số, chủ động nắm bắt cơ hội và thích nghi với sự phát triển của công nghệ. Do đó, để lan tỏa phong trào không chỉ cần các quyết sách, sự hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức xã hội, mà hơn hết, người dân chính là chủ thể, cần chủ động học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, ứng dụng tri thức số, cùng xây dựng một xã hội tiến bộ trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng cho rằng: để thực hiện thành công phong trào "Bình dân học vụ số", mỗi người dân cần hành động quyết liệt. Đặc biệt, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào với tinh thần là “đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người”. Cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu, cần tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương và cơ quan; tạo điều kiện để người dân tiếp cận kỹ năng số, dịch vụ, nền tảng số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, động lực của chuyển đổi số.
Là đơn vị tiên phong hưởng ứng phong trào, Đại học Bách khoa Hà Nội cam kết huy động mọi nguồn lực triển khai hiệu quả "Bình dân học vụ số". Theo đó, mỗi cán bộ, giảng viên và sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là những chiến sĩ xung kích của phong trào, huy động tối đa nguồn lực để hỗ trợ công tác này. Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng chia sẻ: Nhà trường đặt quyết tâm trở thành đại học số, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện; hoàn thiện nền tảng eHUST, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, qua đó thúc đẩy giáo dục số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước; phát triển các trung tâm xuất sắc về công nghệ chiến lược, đóng góp vào hệ sinh thái khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo đó tới đây, trường sẽ tiên phong nâng cao kỹ năng số cho giảng viên, sinh viên, góp phần vào công cuộc xoá mù số trên toàn quốc.
Cán bộ Đoàn và lực lượng công an hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID.
Khi mỗi người dân làm chủ công nghệ, xã hội sẽ tiến nhanh hơn trên con đường hiện đại hóa. Với sự tham gia tích cực của các tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và người dân, tin rằng phong trào " Bình dân học vụ số" sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia số tiên tiến, vững bước trong kỷ nguyên số hóa trong tương lai không xa.
Sinh viên Trần Trung Kiên, Lớp CTTT Điện tử 03 K69, Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội: Mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo trong mọi lĩnh vực
Sinh viên Trần Trung Kiên
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là nền tảng của nền kinh tế hiện đại, mà còn tạo ra cơ hội học hỏi và phát triển không giới hạn. Điều đó giúp cho chúng ta tiếp cận những công cụ mới, đồng thời mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo và đổi mới trong mọi lĩnh vực. Do đó, "Bình dân học vụ số" là sáng kiến quan trọng, mở rộng cơ hội học tập cho mọi người, đặc biệt là những ai ở vùng sâu, vùng xa hoặc không có điều kiện tiếp cận giáo dục hiện đại. Là một sinh viên chuyên ngành điện tử, tôi sẽ cố gắng học tập không ngừng để có thể đóng góp vào việc phát triển các giải pháp công nghệ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng học tập số, mang lại cơ hội học tập công bằng cho tất cả mọi người.
Trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đồng thời khởi xướng hai cuộc “cách mạng” lớn: tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 56-NQ/TW ngày 25.11.2024, và đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024. Đây không chỉ là hai nhiệm vụ song song mà còn gắn bó chiến lược, tương hỗ chặt chẽ với nhau. Cả hai cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiệu quả, linh hoạt, hiện đại, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.
Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo về công trình số (Digital Factory) để triển khai xây dựng, ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.
Từ 1/4/2025, tất cả các gói cước Internet mới của VNPT sẽ được cung cấp với tốc độ tối thiểu 300Mbps, gấp gần 2 lần so với tốc độ trung bình của Internet Việt Nam hiện nay, thiết lập dấu mốc tốc độ tối thiểu mới cao nhất trong các nhà cung cấp hiện tại.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).
Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.
Ngày 28.3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” với các chủ đề tập trung vào phát triển bền vững. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, chủ đề Kết hợp thể thao và công nghệ nhằm thay đổi xã hội được đưa vào đề bài.
Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.
Vietcombank và MobiFone vừa hợp tác ra mắt “Loa thần tài” với dịch vụ thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói. Với dịch vụ này, khách hàng sẽ được thông báo bằng giọng nói qua thiết bị loa vật lý (loa thần tài) của MobiFone mỗi khi có tiền chuyển đến tài khoản Vietcombank.
Ngày 27.3, tại Trung tâm vũ trụ Việt Nam (VNSC), Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Huỳnh Thành Đạt dẫn đầu Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Từ nay đến hết 31.12.2025, Viettel miễn phí đăng ký mới tài khoản chữ ký số cho người dân trên ứng dụng VNeID, đồng thời miễn phí ký trên cổng dịch vụ công trực tuyến trong vòng 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.
Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.
Trên tinh thần khẩn trương và quyết tâm đổi mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quyết liệt về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây được xem là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.
Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức sự kiện thường niên Viettel’s Stars để vinh danh các nhân sự, đơn vị có thành tích xuất sắc trong năm. Đây cũng là các nhân sự, đơn vị mà Viettel đánh giá là có đóng góp quan trọng vào các nhiệm vụ của quốc gia như ứng cứu thiên tai, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi trí tuệ nhân tạo, kinh doanh trong nước và nước ngoài.
Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.