Sinh viên tìm cách giải tỏa căng thẳng trước áp lực mưu sinh ngày gần Tết

Vào thời điểm sắp kết thúc năm 2023, không khí giáng sinh và năm mới đang gần kề nhưng nhiều sinh viên với nỗi lo “cơm áo gạo tiền” vẫn mải miết mưu sinh để có thêm thu nhập, chuẩn bị về quê đón Tết cùng gia đình.  

Từ giữa tháng 11, ban ngày đi học tại trường, chiều tối Tường Vy (năm 3, Đại học Văn Lang) vội vàng đến một siêu thị tại quận Phú Nhuận để vào ca làm thêm. “Công việc của em là sắp xếp hàng hóa cho gọn gàng, khoa học. Vì còn phải đi học nên em chỉ làm ca 4 tiếng, mỗi tháng được 4,2 triệu đồng cộng thêm phụ cấp, 1 tuần nghỉ 1 ngày tự chọn”, Tường Vy cho biết.

Bận rộn mưu sinh trước Tết, sinh viên tìm cách cân bằng, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi -0
Nhiều sinh viên ngày đi học, tối làm thêm để tranh thủ kiếm thêm thu nhập trong mùa cuối năm

Theo Vy, nỗi sợ nhất khi làm tại siêu thị là phải đứng liên tục, “không được phép ngồi kể cả khi không làm gì” Vy cho biết thêm: “Việc đứng liên tục khiến em khá mệt mỏi vì không quen. Những lúc như vậy, em thường kiếm việc gì đó để làm và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi bằng chai Trà Xanh Không Độ để giải nhiệt, tiếp thêm tinh thần làm việc”.

Nếu như Vy phải đứng suốt ca thì ngược lại, Huyền Trân (đại học Văn Hóa, quê Quảng Trị) ngồi cả buổi tối khi cô làm thêm nghề ghép hoa lụa để phục vụ nhu cầu trang trí dịp Tết. Mỗi giờ Trân được trả công 40 ngàn đồng, trung bình 1 buổi làm việc kéo dài 4 tiếng, mỗi tháng nữ sinh viên làm được khoảng 5 triệu đồng.

“Công việc không khó, không áp lực nhưng cần phải chăm chỉ, tỷ mỉ và sáng tạo. Việc ngồi lâu một chỗ khiến người ê ẩm, mệt mỏi nhưng em cũng phải cố gắng để có thêm chi phí trang trải cho việc học và cuộc sống mỗi ngày. Tết sắp tới về quê còn mua chút quà biếu ba mẹ do vậy có ê ẩm người thì cũng ráng và tranh thủ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi bằng Trà Xanh Không Độ để làm việc”, Huyền Trân cho biết.

Giải tỏa căng thẳng, mong mỏi ngày về quê ăn Tết

Càng về những ngày cuối năm, lượng hàng hóa đổ về cửa hàng càng nhiều, khách mua cũng đông hơn khiến Vy cùng đồng nghiệp không ngơi tay ngơi chân, liên tục phục vụ khách hàng. “Không chỉ mệt mỏi vì làm việc liên tục mà em cảm thấy khá căng thẳng khi siêu thị đã triển khai chương trình bán hàng Tết. Tới trường lại nghe các bạn lại rôm rả về dự tính ngày Tết khiến em rất bồn chồn nhưng cũng chỉ biết giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi bằng chai Trà Xanh Không Độ và ráng làm tiếp để có tiền trang trải cuộc sống và dành dụm để Tết mua thùng trà, gói bánh về biếu ba mẹ. Dù ít nhưng vẫn vui vì đó là thành quả lao động của mình”, Vy tâm sự.

Với Huyền Trân, nữ sinh cho biết những năm trước cô thường tranh thủ làm tới cận Tết mới về. “Ba mẹ ở nhà làm quần quật ngoài ruộng cũng chỉ được mấy chục ngàn đồng. Em đỡ được phần nào thì hay phần ấy, nên nhiều khi có vất vả, làm việc mệt mỏi thì cũng chấp nhận, uống thêm chai Trà Xanh Không Độ để giải nhiệt cuộc sống những ngày cuối năm nay để nỗ lực tiếp”, Trân tâm sự.

Khác với mọi năm, năm nay Huyền Trân bắt đầu đi làm thêm từ rất sớm để dành dụm tiền về quê. “Cứ nghĩ tới cảnh Tết về tới nhà thì bây giờ dù có căng thẳng mệt mỏi cỡ nào em cũng vui vẻ chấp nhận hết”, vừa uống chai Trà Xanh Không Độ, Trân vừa tươi cười nói thêm.

Từ cuối tháng 11, để tiện cho việc đi làm và đi học, Duy (năm 2, trường đại học Hồng Bàng) chuyển hẳn từ TP.Thủ Đức vào quận Bình Thạnh ở ghép cùng người em họ. Duy nhận phụ chạy việc tại cửa hàng bán đồ trang trí giáng sinh, Tết cho một gia đình người quen cùng quê. Vào cuối tuần, khi cửa hàng có thêm người phụ việc, Duy lại xin anh chị chủ cho nghỉ để chạy thêm việc phục vụ tiệc tại gia cho dịch vụ nấu ăn mà anh quen biết. “2 ngày cuối tuần đi chạy bàn, em có thể kiếm được số tiền bằng cả tuần làm tại cửa hàng”, Duy tiết lộ.

Bận rộn mưu sinh trước Tết, sinh viên tìm cách cân bằng, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi -0
Những ngày cuối năm bộn bề công việc từ học tập tới công việc, nhưng chỉ cần giải nhiệt cuộc sống với chai Trà Xanh Không Độ và nghĩ tới ngày về quê ăn Tết là nhiều bạn trẻ có thêm động lực để cố gắng.

Vừa lo ôn bài cho kỳ thi cuối năm, vừa miệt mài chạy sô kiếm thêm khiến Duy không tránh khỏi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. “Em tranh thủ học bài vào ban đêm, những lúc căng thẳng, mệt mỏi thì giải nhiệt cuộc sống bằng chai Trà Xanh Không Độ để tiếp tục công việc. Em còn trẻ, còn khỏe nên phải chịu khó mới mong có đủ tiền đóng học phí cho học kỳ tiếp theo. Hơn nữa, chỉ cần nghĩ sắp được về quê ăn Tết là em lại có thêm động lực để cố gắng hơn”, nam sinh bày tỏ.

Sau một năm khó khăn, Tết đến là cơ hội để hàng ngàn sinh viên tranh thủ thời gian làm thêm, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống cá nhân và phụ giúp gia đình để mong có một cái Tết ấm áp hơn. Dù có căng thẳng, mệt mỏi vì vừa học, vừa làm vừa lo lắng cho mùa thi sắp tới nhưng với nhiều bạn trẻ, họ vui vẻ chấp nhận và nỗ lực hơn để mong chờ đoàn viên ngày Tết cùng gia đình.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.