Rút ngắn tổng thời gian và phục hồi sau ghép tế bào gốc

Mới đây, ​Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu tự thân thành công cho một nam bệnh nhân 47 tuổi bị đa u tuỷ xương. Đây cũng là ca ghép thành thứ hai của đơn vị sau lần thực hiện thành công đầu tiên vào tháng 9.2023. 

Theo hồ sơ bệnh án, từ tháng 8.2021, người bệnh M.T.C (47 tuổi, ở Võ Nhai, Thái Nguyên) được chẩn đoán đa u tuỷ xương giai đoạn 3. Qua những đợt điều trị hoá chất và làm các xét nghiệm đánh giá kiểm tra đủ tiêu chuẩn thực hiện ghép tế bào gốc, người bệnh được chuyển đến khu vực “Ghép tế bào gốc tạo máu” - khu vực cách ly vô trùng tuyệt đối.

Sau 2 tuần thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, bệnh nhân M.T.C đã hoàn toàn khoẻ mạnh và được xuất viện ngày 2.5. So với ca bệnh đầu tiên được ghép thành công hồi tháng 9.2023, thời gian ghép và phục hồi sau ghép của ca bệnh thứ 2 đã được rút ngắn 10 ngày (từ 26 xuống còn 16 ngày).

Rút ngắn tổng thời gian ghép và phục hồi sau ghép tế bào gốc -0
Bệnh nhân M.T.C phục hồi tốt sau khi được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân

Kết quả có được là nhờ số lượng tế bào tủy của người bệnh M.T.C trong giới hạn bình thường, giúp kích thích tủy tăng sinh nhanh hơn, khả năng miễn dịch tốt hơn. Cùng với đó, kinh nghiệm điều trị của ê-kíp bác sỹ được phân công thực hiện đã được nâng lên rõ rệt.

Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là phương pháp lấy tế bào gốc của chính người bệnh ghép lại cho người bệnh, được chỉ định điều trị các bệnh máu ác tính không đáp ứng với các phác đồ đa hóa trị hoặc khi bệnh tái phát hay các bệnh lành tính liên quan đến vấn đề tự miễn như Lupus ban đỏ, nhược cơ…

Theo Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Nguyễn Công Hoàng, việc triển khai ghép tế bào gốc tại Bệnh viện là bước tiến quan trọng trong sự phát triển của chuyên ngành huyết học lâm sàng tại Thái Nguyên nói riêng, khu vực miền núi phía Bắc nói chung.

Thành công trên sẽ chính là cơ hội để những người mắc các bệnh về máu, đặc biệt là bệnh lý ác tính, được tiếp cận với những phương pháp điều trị tốt nhất, góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân.

Tin tức

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.

Vinmec: Hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Tin tức

Vinmec: Hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025

Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống Y tế của Năm” và “Đổi mới Công nghệ Y tế của Năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ Trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.