Rốt ráo gỡ thẻ vàng IUU

Dự kiến Đoàn công tác của Ủy ban châu Âu sẽ đến Việt Nam kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vào tháng 9, 10 thay vì tháng 5.2024. Khoảng thời gian này là cơ hội để nước ta tiếp tục thực hiện triệt để các giải pháp gỡ thẻ vàng.

4 nhóm vấn đề cần tập trung giải quyết

Tại cuộc họp triển khai kế hoạch chống khai thác IUU ngày 21.5, Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) đã thay đổi lịch đến Việt Nam để kiểm tra công tác chống khai thác IUU. Theo đó, EC dời lịch sang Việt Nam vào khoảng tháng 9, 10 năm nay, thay vì tháng 5 như dự kiến hồi đầu năm. Trong thời gian EC chưa sang kiểm tra, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện triệt để, quyết liệt các giải pháp để có thể tháo gỡ thẻ vàng.

Thời gian qua, với vai trò Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia IUU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tham mưu Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  với công tác chống khai thác IUU và tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP về Chương trình hành động và kế hoạch của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW. Bộ cũng đã ban hành Nghị quyết xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 32 và Nghị quyết số 52.

Rốt ráo gỡ thẻ vàng IUU
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn họp triển khai kế hoạch chống khai thác IUU. Ảnh: Hạnh Nhung

Theo đó, từ nay đến tháng 9 - 10.2024, Bộ sẽ tham mưu Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì một cuộc họp và đi kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại các địa phương vào tháng 6. Ban chỉ đạo chống khai thác IUU của Bộ cũng lên kế hoạch kiểm tra thực tế hàng tháng ở các địa phương.

Thời gian tới, Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng cho rằng, cần tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Đó là bằng mọi giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài; nếu vi phạm phải xử lý nghiêm, triệt để. Cùng với đó, có các biện pháp quản lý, kiểm soát tàu cá, khai thác trên biển phải hợp pháp và đáp ứng đủ các điều kiện. Về truy xuất nguồn gốc, cần tăng cường kiểm soát, xác nhận tại cảng cũng như chứng nhận tại các Chi cục Thủy sản. Doanh nghiệp phải bảo đảm chất lượng của toàn bộ hàng thủy sản xuất sang EU và các thị trường khác.

Về xử lý vi phạm hành chính, ông Hùng cho biết, mặc dù các địa phương rất tích cực nhưng so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ xử phạt, số vụ xử phạt trong tổng số vụ vi phạm còn thấp. Do đó, các tỉnh cần tăng cường điều tra, xác minh củng cố hồ sơ và xử phạt thật nghiêm hành vi vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS), khai thác ở vùng biển nước ngoài.

“Những nội dung này cần được tập trung giải quyết dứt điểm và cố gắng đạt kết quả tối đa thì cánh cửa tiến tới gỡ thẻ vàng IUU sẽ ngày càng gần hơn”, ông Hùng cho biết.

Tập trung xử lý vi phạm về hệ thống giám sát hành trình

Liên quan đến việc xử lý vi phạm quy định về VMS, ngày 15.5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có Công điện yêu cầu các bộ, địa phương liên quan đặc biệt tập trung cao độ trong công tác phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý nghiêm minh, triệt để các vi phạm quy định về VMS, quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC tại đợt thanh tra tới đây.

“Nếu không xử phạt nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS, tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, khả năng gỡ được cảnh báo “thẻ vàng” trong năm 2024 là rất thấp, thậm chí bị nâng lên thành cảnh báo "thẻ đỏ" trong đợt thanh tra lần thứ 5 sắp tới của EC”, Công điện nêu rõ.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp rà soát lại toàn bộ hệ thống VMS; tiếp tục bổ sung các tính năng quản lý tàu cá nhằm phát hiện ngay, kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị VMS sang các tàu khác, hoàn thành trong quý III.2024. Thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chức năng để các tàu cá vi phạm các quy định về VMS được phát hiện nhanh nhất cũng như điều tra, xác minh thông tin, củng cố hồ sơ để xử phạt theo quy định. Kiểm tra chất lượng thiết bị, tình trạng lắp đặt và việc cung cấp dịch vụ hệ thống thiết bị VMS để xử lý nghiêm minh chủ tàu cá, thuyền trưởng, nhà cung cấp dịch vụ vi phạm. Truyền thông sâu rộng đến cộng đồng ngư dân các trường hợp chủ tàu, ngư dân bị xử phạt nhằm răn đe, nâng cao nhận thức, giáo dục cộng đồng.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng bám sát, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các cộng đồng ngư dân có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, trên các vùng biển giáp ranh để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc lắp đặt, tình trạng thiết bị VMS trên các tàu cá khi xuất, nhập bến, đang hoạt động trên biển. Bộ Công an kịp thời phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý triệt để, nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS...

Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các địa phương tăng cường kiểm tra tình trạng lắp đặt và duy trì kết nối hệ thống VMS của 100% tàu cá khi ra vào cảng và đang hoạt động trên các vùng biển để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm quy định về VMS; kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm.

Kinh tế

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao
Doanh nghiệp

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Tiếp tục hiện hóa sứ mệnh và tầm nhìn mới là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia, góp phần phát triển bền vững, đổi mới công nghệ, bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam; với vai trò dẫn dắt, tạo dựng sự hợp tác, liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.

PVCFC tiếp tục hành trình kết nối nhà nông
Kinh tế

PVCFC tiếp tục hành trình kết nối nhà nông

Bà con nông dân đã chính thức khởi động hành trình tham quan Nhà máy Phân Bón Cà Mau trong khuôn khổ chương trình thường niên “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng 2025”. Chương trình do Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tổ chức từ ngày 15.4.2025, dự kiến kéo dài liên tục trong 12 đợt đến đầu vụ Đông Xuân.