Rời thành phố về vùng quê

Thành phố là nơi lý tưởng cho công việc nhưng sống ở vùng nông thôn thì tốt hơn. Có nhiều lý do để những người năng động ở các thành phố lớn đã “nhập cư” làng quê…

Ngồi trong văn phòng trống vắng trên đường phố Huaihai vào lúc ba giờ sáng, nhà quản lý quảng cáo Zhang Fan cuối cùng đã tìm được giải pháp. Cô cho rằng thời gian sống ở thành phố náo nhiệt đã đủ và giờ là lúc chuyển đến Gulangyu, một hòn đảo du lịch xinh đẹp ngoài bờ biển của thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.

Công việc của Zhang tại một trong những công ty quảng cáo hàng đầu Thượng Hải đồng nghĩa với những buổi tối về muộn và những thời hạn sít sao cũng như những bữa tiệc xả láng vào cuối tuần để giải tỏa căng thẳng. “Thượng Hải tốt cho cá nhân tôi nhưng cũng chỉ thế thôi”, cựu thiết kế mỹ thuật 25 tuổi cho biết. “Tôi đã làm việc vất vả để kiếm tiền và vất vả hơn để xóa bỏ được áp lực đè lên mình”. Zhang nhận ra rằng cô không cần những quán cà phê góc phố Starbucks và những túi đồ mua sắm để khiến mình vui vẻ. Thay vào đó, cô thèm muốn một nơi yên tĩnh hơn, nơi có thể sống một cách đơn giản hơn.

Chỉ trong vòng ba tháng, Zhang đã rời bỏ công việc, cho thuê căn hộ của mình, liên hệ với một công ty bất động sản ở Gulangyu và tìm ra một địa điểm lý tưởng. Gồm cả quán cà phê, nhà nghỉ và cửa hiệu, khu Manna bốn tầng ở Đảo Gulangyu đã mang đến cho Zhang một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ. “Nơi đây rất yên bình”, Zhang cho biết. “Tôi có thể tìm thấy một câu lạc bộ ở tòa nhà kế bên bàn luận về đạo Phật và phái Thiền, miễn phí và mở cửa cho mọi người – điều dường như không thể có ở Thượng Hải”.

Thay vì ngủ dậy vào những giờ không hợp lý và vội vội vàng vàng đến văn phòng trước 9 giờ “bất chấp” tắc đường, Zhang có thể ngủ thêm, uống cà phê và trò chuyện với du khách vào bất cứ lúc nào cô thích… “Bạn có nhiều thời gian hơn cho mọi người, sống gần hơn với thiên nhiên và có thể tận hưởng một cách sống đơn giản hơn”.

Sự giải thoát khỏi thành phố lớn của Zang không phải là trường hợp cá biệt. Những người năng động ở Thượng Hải, Bắc Kinh và Hồng Kông thường phàn nàn rằng thời gian của họ ngập trong đống công việc, chen chúc trong mạng giao thông và những cuộc gặp mặt xã hội chán ngắt. Một cuộc khảo sát do China Youth Daily tiến hành cho thấy hơn 65,6% người thành thị làm việc ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày và hơn 20% làm việc từ 10 tiếng mỗi ngày trở lên. Điều này đặc biệt đúng với nhân viên văn phòng ở độ tuổi 20 đến 40. “Thành phố là nơi lý tưởng cho công việc nhưng sống ở vùng nông thôn thì tốt hơn”, Gu Jun, giảng viên xã hội học ở Đại học Thượng Hải, tin rằng ngày càng nhiều người đô thị sẽ chuyển sang vùng nông thôn trong những năm tới.

Hiện tượng đang nổi lên này trái ngược với làn sóng người di chuyển từ các vùng khác đến thành thị để tìm việc. Tính đến năm 2008, Thượng Hải có 6,42 triệu người nhập cư, chiếm khoảng 1/3 dân số của thành phố. Bắc Kinh có hơn 17 triệu dân, trong đó hơn 5,1 triệu người nhập cư vào năm 2007. Họ gồm công nhân đến từ các làng mạc, sinh viên đến từ các thành phố nhỏ hơn và những doanh nghiệp tư nhân thành công đang tìm cách mở rộng hoạt động. “Những thành phố lớn có nguồn lực tốt hơn”, Shi Bin, 51 tuổi nói. “Giáo dục, chăm sóc y tế cũng như cơ hội kinh doanh ở đây cũng tốt hơn”. Đến từ một thành phố cỡ trung ở tỉnh An Huy, gia đình ông Shi Bin đã định cư ở Thượng Hải từ mười năm trước.

Tuy nhiên, những người muốn rời khỏi thành phố lớn, dù còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đã viện dẫn những lý do rất thuyết phục. “Bạn không thể nhìn thấy bầu trời vì những tòa nhà chọc trời ở Thượng Hải và mọi người đi bộ rất nhanh trên đường phố”, luật sư 32 tuổi Yao Kai cho biết. “Không phải chỉ riêng công việc, sống ở thành phố (Thượng Hải) rất căng thẳng”. Ba năm trước, Yao Kai đã chuyển tới Lhasa, thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng. Theo cô, một trong những điều tuyệt nhất khi chuyển từ Thượng Hải tới Tây Tạng là lối sống dễ bắt nhịp hơn.
Lhasa, theo nghĩa đen là “nơi ngụ của thần linh”, đã gây ấn tượng sâu sắc cho Yao Kai khi cô lần đầu tiên đến cách đây bảy năm. Sau chuyến thăm thứ hai vào năm 2004, cô nói với bạn bè và gia đình mình về kế hoạch rời Thượng Hải. “Ban đầu, họ hơi bị sốc và thậm chí tôi cũng cảm thấy là mình có thể đang đi giật lùi. Cũng có phần nản chí khi rời thành phố ở tuổi còn quá trẻ, nhưng giờ đây, tôi nhận thấy chất lượng của cuộc sống ở đây quá tốt và rằng đó thực sự là một bước tiến”. Luật sư trẻ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trong một công ty nhỏ ở Lhasa và còn tìm thấy nửa kia của mình – một người Tây Tạng.

Tuy nhiên, Yu Hai, giảng viên xã hội học ở Đại học Fudan cho biết không nhiều người có thể hiểu được khuynh hướng này. “Thậm chí khi ở vùng nông thôn, họ không biết làm những việc của nông dân hay công nhân nhà máy. Tôi đánh cuộc rằng cuối cùng họ sẽ trở lại (thành phố lớn), hay ít nhất là con cái của họ sẽ làm như vậy”.

Có thể đây là trường hợp của Hu Chan, 38 tuổi. Ba năm trước, nhà quản lý tài chính đã chia tay công việc ở Thượng Hải và thuyết phục vợ con đến Dali ở tỉnh Vân Nam. “Không phải là tôi giải thoát khỏi mọi thứ, không công việc, không thành phố đầy ắp áp lực. Tôi chỉ muốn sống trong một thành phố nhỏ hơn, bao gồm cả tiện nghi và thoải mái”.

Sau nhiều năm du lịch khắp Trung Quốc, Hu Chan biết rằng anh đã lựa chọn đúng. Tuy nhiên, anh cũng thực tế về những vấn đề như thu nhập và giáo dục cho cô con gái năm tuổi. “Thẳng thắn mà nói tôi không cho rằng mình có thể trang trải các chi phí hiện thời mà không cần những năm tháng dành dụm ở Thượng Hải. Giờ đây, tôi đang làm những công việc tự do như nhà báo”, anh nói. “Tôi chưa quyết định một năm nữa có trở lại Thượng Hải khi con gái tôi vào lớp một hay không. Tôi không muốn con bé là nạn nhân trong cuộc thử nghiệm của tôi”.

Theo China Daily

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.