Quyết liệt giảm nợ, chậm đóng BHXH, BHYT

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường thực hiện các giải pháp giảm số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) những tháng cuối năm 2022.

Đại diện các đơn vị nợ đóng BHXH (bên trái) ký nhận quyết định công bố thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội. ảnh HH
Đại diện các đơn vị nợ đóng Bảo hiểm xã hội ký nhận quyết định công bố thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội. Ảnh: HH

Thời gian qua, Ban Cán sự Đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo về thực hiện các giải pháp đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT như: Công văn số 137-CV/BCSĐ ngày 24.9.2020; Công văn số 106-CV/BCSĐ ngày 21.7.2021; Nghị quyết số 317-NQ/BCSĐ ngày 21.10.2022 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam gửi Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT; Công văn chỉ đạo BHXH các tỉnh về công tác thu, giảm số tiền chậm đóng. Nhờ vậy, công tác thu hồi số tiền chậm đóng đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tại một số địa phương vẫn chưa giảm sâu.

Để phấn đấu giảm số tiền chậm đóng xuống mức thấp nhất, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT những tháng cuối năm 2022.

Cụ thể, thường xuyên báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT của các doanh nghiệp trên địa bàn để lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm việc đóng BHXH, BHYT đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Thực hiện nghiêm việc thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT đến đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc nộp tiền đóng đầy đủ, đúng thời hạn. Phân công lãnh đạo, cán bộ thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đôn đốc doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT kịp thời, không để phát sinh chậm đóng.

Đẩy mạnh hoạt động của Tổ thu nợ liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức các buổi làm việc với doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT để đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp đóng đầy đủ số tiền chậm đóng, không để phát sinh số tiền chậm đóng mới.

Tăng cường thanh tra chuyên ngành đóng đối với doanh nghiệp chậm đóng từ 3 tháng trở lên, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm; đối với đơn vị đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa thực hiện hoặc cố tình chây ỳ không thực hiện thì ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định tại Khoản 44, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Về công tác thanh tra, kiểm tra; lãnh đạo BHXH tỉnh và Trưởng các đoàn thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo quy định. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan công an để thu thập hồ sơ, tài liệu chứng minh yếu tố gian dối, gian lận trong chậm đóng BHXH, BHYT để hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan điều tra xử lý đối với doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng đề xuất UBND tỉnh các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tại các doanh nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp để nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật BHXH, BHYT đối với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn.

Bên cạnh đó, đề nghị MTTQ, tổ chức công đoàn, các hội, đoàn thể tăng cường công tác giám sát việc thực hiện BHXH, BHYT cho người lao động đối với đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT có số tiền lớn, thời gian chậm đóng kéo dài.

Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch thu năm 2022, giảm sâu số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp xuống mức thấp nhất; Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam đã thống nhất, quyết nghị một số nội dung đẩy mạnh các giải pháp thực hiện công tác thu trong những tháng cuối năm 2022. Trong đó, đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2022 toàn ngành giảm tỷ lệ số tiền chậm đóng/số phải thu xuống dưới mức 2,93%.

Để thực hiện mục tiêu này, ngành BHXH Việt Nam sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp toàn diện và chủ động. Theo đó, đối với các khoản chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp phát sinh hàng tháng và khoản chậm đóng lũy kế hàng tháng, Ban Cán sự Đảng yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện phân công lãnh đạo, viên chức và lao động hợp đồng tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp, biện pháp đôn đốc thu, thu tiền chậm đóng không để phát sinh số tiền chậm đóng mới, giảm đơn vị chậm đóng, số tiền chậm đóng. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các giải pháp quyết liệt khác trong việc thu giảm số tiền chậm đóng.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.