Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về chỉ tiêu việc làm tăng thêm; Quỹ quốc gia về việc làm; chương trình việc làm địa phương và tuyển, quản lý lao động. Đối tượng áp dụng của Nghị định là người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Lao động; cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 của Nghị định.
Theo Nghị định, chỉ tiêu việc làm tăng thêm quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Bộ luật Lao động là chỉ tiêu phản ánh số lao động có việc làm tăng thêm trong kỳ báo cáo. Ủy ban nhân dân các cấp phải xây dựng và tổ chức thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm, hàng năm. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chỉ tiêu việc làm tăng thêm 5 năm, hàng năm…
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2014. Nghị định số 39/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm hết hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định có hiệu lực.
Tội cản trở giao thông đường bộ phải chịu các mức phạt nào?
Xin hỏi, những hành vi nào được coi là cản trở giao thông đường bộ? Tội cản trở giao thông đường bộ phải chịu các mức phạt nào? – Câu hỏi của bạn Trọng Khiêm (Hà Nam).