Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Đổi thay ở “ngôi làng số”

Được mệnh danh là “ngôi làng số” ở huyện Vĩnh Tường, kể từ khi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đời sống sinh hoạt người dân thôn Yên Trình, xã Vũ Di đã có nhiều thay đổi tích cực. Từ khi được Tổ Công nghệ cộng đồng hướng dẫn thanh toán trực tuyến, các giao dịch được giải quyết mọi lúc, mọi nơi thông qua chiếc điện thoại thông minh. Người dân còn tiếp cận được nhiều tiện ích khác như quét mã QR, sử dụng tài khoản VneID, VssID… để giải quyết các thủ tục hành chính. Hiện nay, thôn Yên Trình có 2 điểm sinh hoạt công cộng được lắp đặt Internet tốc độ cao tích hợp wifi miễn phí phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của người dân. Ngoài ra, camera an ninh đã được lắp đặt trên tất cả các tuyến đường trục chính của thôn và tại Nhà văn hóa thôn. Tỷ lệ người trưởng thành trong thôn sử dụng điện thoại thông minh trong giao dịch thanh toán đạt hơn 80%.

Cán bộ xã Vũ Di hướng dẫn người dân thôn Yên Trình thực hiện các giao dịch trên nền tảng số. Ảnh: Khánh Linh
Cán bộ xã Vũ Di hướng dẫn người dân thôn Yên Trình thực hiện các giao dịch trên nền tảng số. Ảnh: Khánh Linh

Còn tại thôn Vũ Di, xã Vũ Di, việc tích hợp chuyển đổi số vào chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí và nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Toàn thôn Vũ Di hiện có trên 580 hộ với gần 1.700 khẩu, trong đó 70% người dân sản xuất nông nghiệp, hướng đến nông nghiệp công nghệ cao. Cách người dân Vũ Di tiếp cận công nghệ và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày cũng tự nhiên, gần gũi, giống cách mà Ban phát triển của thôn tuyên truyền đến từng nhà. Nhờ đó, việc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ” trở nên rõ nét và thực chất ngay từ các thôn, xóm.

Trưởng thôn Nguyễn Thị Tĩnh cho biết, Tổ công nghệ số cộng đồng của thôn đã cập nhật các trang Zalo, Facebook để kết nối người dân trong thôn, cũng là kênh giao tiếp giữa Ban điều hành thôn và người dân. “Hiện tại, Ban vận động xây dựng Mô hình thôn thông minh thôn Vũ Di đang hướng dẫn các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể đăng ký tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử để kết nối, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. 100% người dân trong thôn có sổ khám chữa bệnh điện tử; trên 96% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh trong đó tích hợp nhiều ứng dụng; trên 80% người trưởng thành có tài khoản thanh toán trực tuyến, thanh toán các dịch vụ thiết yếu. Thôn đã lắp đặt xong hệ thống camera an ninh giám sát tại các tuyến đường trục chính để quản lý trật tự an toàn xã hội và hệ thống điện chiếu sáng ứng dụng công nghệ số để bật, tắt tự động”, bà Tĩnh vui vẻ cho biết.

Có thể thấy, việc tích cực thúc đẩy chuyển đổi số tới từng thôn, xóm đã tạo ra những “ngôi làng số” kết nối cộng đồng, giúp người dân làm chủ công nghệ, thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, góp phần đưa Chương trình xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 34 thôn đạt chuẩn thôn thông minh; 1.240 Tổ Công nghệ cộng đồng và Đề án 06, với 9.880 thành viên.

Xây dựng chính quyền số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Năm 2025, Vĩnh Phúc phấn đấu xây dựng thêm 11 thôn thông minh. Để hoàn thành mục tiêu, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số để công nghệ số len lỏi tới từng thôn xóm, đem lại những lợi ích thiết thực cho cả chính quyền và người dân vùng nông thôn; triển khai các chương trình đào tạo về chuyển đổi số cho cán bộ cấp xã, thôn và Nhân dân. Đồng thời, quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho cấp xã theo lộ trình ứng dụng và thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp…

Cùng với phát triển kinh tế số và xã hội số, Vĩnh Phúc xác định xây dựng chính quyền số là một trong ba trụ cột ưu tiên hàng đầu trong công cuộc chuyển đổi số. Tỉnh tiếp tục triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu tại Nghị quyết số 17 của Chính phủ, Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ; quản lý, vận hành hiệu quả hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ kết nối nền tảng Chính phủ điện tử quốc gia; tích hợp các ứng dụng, dịch vụ và cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh vào hệ thống. Đồng thời, kết nối, tích hợp các hệ thống dùng chung của tỉnh với các cổng thanh toán điện tử tập trung do các bộ, ngành trung ương xây dựng…

Đến nay, nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc được cài đặt, vận hành tại trung tâm dữ liệu của tỉnh, đã thiết lập, kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng thanh toán tập trung quốc gia và gần 20 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan Trung ương và địa phương. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thiện tính năng số hóa hồ sơ, kết nối với kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia và triển khai kết nối hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với 23 hệ thống thông tin, thiết bị. Ngoài ra, hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai đồng bộ về kỹ thuật trên cùng một nền tảng cho 100% các cơ quan Đảng và Nhà nước với hơn gần 1.000 đầu đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã và gần 11.000 tài khoản sử dụng; đã thực hiện liên thông với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành qua Trục liên thông văn bản quốc gia, bảo đảm tích hợp chữ ký số chuyên dùng công vụ Chính phủ.

Địa phương

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia
Trên đường phát triển

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia

Dự kiến sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận thành một đơn vị hành chính mới mang tên Khánh Hòa mở ra cơ hội phát triển đột phá. Với định hướng chiến lược dựa trên ba trụ cột kinh tế là công nghiệp công nghệ cao, du lịch biển chất lượng và năng lượng tái tạo, tỉnh Khánh Hoà mới kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng mới của cả nước và trung tâm năng lượng sạch tầm quốc gia

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện

Ngày 26.4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của thành phố trong giai đoạn 1975-2025, đồng thời giao lưu với các nhân vật gắn với các sự kiện, hoạt động này.

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hoạt động chính quyền

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI đã diễn ra thành công, thống nhất cao với chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận; đồng thời thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư
Hoạt động chính quyền

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư

Ngày 25.4, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp tham vấn, xác định khoảng cách an toàn giữa khu vực xây dựng nhà máy và khu dân cư, cũng như các công trình dân sinh nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.