Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Dự buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Trần Minh Sáng.

Đạt nhiều kết quả quan trọng

Báo cáo về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Trần Minh Sáng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, ngành đã bám sát các chủ trương, chỉ đạo của tỉnh, ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch chuyên đề, văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Đề án số 01-ĐA/TU, Đề án số 09-ĐA/TU; Nghị quyết số 10-NQ/TU.

snn1.jpg
Quang cảnh buổi làm việc

Đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: Giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác hết năm 2024 đạt 98 triệu đồng, bằng 98% Nghị quyết Đại hội. 62/126 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều bình quân đạt 4,65%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 59,37%. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị đạt 96%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý đạt 83%.

Về thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, trong tổng số 13 mục tiêu đề án có 4 chỉ tiêu đạt và vượt; 8 chỉ tiêu đạt trên 70%; 1 chỉ tiêu đạt dưới 50% mục tiêu đề án; Nghị quyết số 10-NQ/TU sau hơn 3 năm triển khai thực hiện đã tạo cho ngành nông nghiệp một diện mạo mới với hướng đi rõ ràng, đáp ứng xu hướng hội nhập, xuất khẩu. Tổng giá trị sản xuất ngành hàng chủ lực hết năm 2024 chiếm 55,4% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, bằng 100,8% mục tiêu nghị quyết; Thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU, công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả vững chắc. Trong tổng số 20 mục tiêu đề án có 12 chỉ tiêu đạt và vượt; 2 chỉ tiêu đạt trên 70%; 3 chỉ tiêu đạt trên 50%; 2 chỉ tiêu đạt dưới 50% mục tiêu đề án và 1 chỉ tiêu chưa triển khai thực hiện.

snn2.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai Trần Minh Sáng phát biểu

Tuy nhiên, quy mô và tốc độ tăng trưởng của ngành chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhỏ so với các địa phương trong khu vực có điều kiện tương đồng. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế; hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ sở dữ liệu về đất đai chưa được đầu tư bài bản, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước chưa được xây dựng...

Tại buổi làm việc, Sở Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị nhiều nội dung với Thường trực Tỉnh ủy xem xét cho chủ trương, ý kiến liên quan đến chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa; một số sự án của ngành trên cơ sở Nghị quyết 57-NQ/TW; xây dựng Chiến lược phát triển du lịch nông nghiệp bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn 2050; đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường tại các địa phương; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ liên quan đến nông thôn mới của Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Tài chính cho phù hợp...

Tập trung thực hiện các mục tiêu tăng trưởng

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh cho rằng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ tại nghị quyết, chương trình, đề án và kết luận, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy để triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực. Ngành cũng chịu những thiệt hại rất nặng nề của cơn bão số 3 nhưng đã nhanh chóng, kịp thời khắc phục hậu quả; công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương được thực hiện tốt.

snn7.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Hoàng Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường cần đổi mới tư duy, tham mưu tốt cho lãnh đạo tỉnh trong các lĩnh vực phụ trách

Các đại biểu cũng trao đổi, đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu, rà soát, xem xét, bổ sung một số nội dung về sắp xếp ổn định dân cư; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư nông thôn; phát triển cây dược; các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch; phát triển du lịch gắn với rừng; tín chỉ carbon; chuyển đổi số, đào tạo tập huấn; kiện toàn các ban chỉ đạo, mô hình tổ chức...

Đề nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm đến vấn đề quy hoạch cơ sở chế biến sản xuất nông nghiệp; điều chỉnh lại mô hình quản lý nhà nước về nông thôn mới; các chính sách về lĩnh vực đất đai; giao Sở phối hợp trong điều tra, thống kê chỉ tiêu giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thành lập tổ công tác nghiên cứu triển khai dự án liên quan đến dịch vụ môi trường rừng; giao Sở chủ trì xây dựng danh mục thu hút kêu gọi danh mục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá, xúc tiến đầu tư, thương mại các ngành hàng chủ lực; xây dựng các điểm bán hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP…

snn6.jpg
Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài thông tin về các chính sách, công tác giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã cho ý kiến về kết quả triển khai, tổ chức thực hiện của Sở Nông nghiệp và Môi trường. Trước mắt Sở cần tập trung ổn định tổ chức hoạt động; tiếp tục rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tránh chồng chéo, bảo đảm thực hiện liên tục; Đánh giá đầy đủ hơn các nguyên nhân khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ để đưa ra các giải pháp hiệu quả.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường cũng cần đánh giá cơ chế chính sách, tiếp cận nguồn vốn trong thực hiện các Đề án, Chương trình; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đối với từng lĩnh vực và có đánh giá kết quả, kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đề ra; giải quyết ngay và dứt điểm những nội dung còn khó khăn, vướng mắc, tồn tại…

Đồng thời, lưu ý các vấn đề về chuyển đổi số trong nông nghiệp; tham mưu tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hỗ trợ chính sách trong công tác đấu giá đất, thuê đất; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, khoáng sản; phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ.

snn8.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường phát biểu.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường đánh giá cao tính chủ động, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Nông nghiệp và Môi trường trong bối cảnh vừa hợp nhất 2 Sở. Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Môi trường cần tiếp tục thực hiện tốt tổ chức bộ máy, tập trung thực hiện các mục tiêu tăng trưởng. Triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu năm 2025 đã đề ra để đóng góp chung vào mục tiêu tăng trưởng của tỉnh; bổ sung thêm một số chỉ tiêu về đất đai, môi trường, khoáng sản làm căn cứ, mục tiêu thực hiện. Tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai, khoáng sản…

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu tinh gọn tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ thông suốt, đồng bộ; chủ động xây dựng các phương án cụ thể về tổ chức bộ máy, nhân sự khi thời gian tới thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Quan tâm triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng nông thôn mới; các lĩnh vực chăn nuôi, cây trồng chủ lực; công tác quản lý ngân sách, tài sản…

Hoạt động chính quyền

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao
Hoạt động chính quyền

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao

Sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó. Quá trình triển khai thực hiện, những thách thức là điều không tránh khỏi, nhất là việc thay đổi các chủ trương, cách thức tiếp cận các vấn đề trong thời gian ngắn. Song, với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, cùng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân… thì mọi vấn đề dù khó đến mấy cũng đều vượt qua.

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp
Địa phương

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp

UBND tỉnh Đồng Nai đã họp Ban Chấp hành Đảng bộ để lấy ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và đề xuất giảm từ 159 đơn vị hành chính xuống còn 55 phường, xã. Trong đó có tên phường Biên Hoà, Trấn Biên, Long Khánh, Tân Triều…

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động chính quyền

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi) cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!

Cùng với cả nước, Nghệ An đang trong những ngày tích cực, khẩn trương, quyết liệt thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp theo chủ trương của Trung ương… Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung khẳng định: “Nghệ An là quê hương cách mạng, nên chắc chắn sẽ thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy một cách triệt để nhất!”

Lãnh đạo 2 địa phương ký kết Kế hoạch phối hợp trao đổi, thống nhất một số nội dung về triển khai thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã của các địa phương. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Hải Phòng và Hải Dương thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong xây dựng đề án hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất nhiều nội dung then chốt trong quá trình xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD. Các nội dung tập trung vào việc kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, sắp xếp hành chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố mới.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Gia Lai còn 69 xã, 8 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 19 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức đã thống nhất sắp xếp, tổ chức từ 218 đơn vị hành chính cấp xã thành 77 đơn vị (gồm 69 xã và 8 phường) cùng nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng cần được các cấp ủy, đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn
Hoạt động chính quyền

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn

Thực hiện Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Phú Yên đang khẩn trương triển khai phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. Theo dự kiến, toàn tỉnh sẽ giảm từ 106 đơn vị hành chính cấp xã hiện có xuống còn 34, tương đương giảm gần 68%.