Quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước và Hội đồng nhân dân ngày càng thực chất, hiệu quả

Trong những năm qua, mối quan hệ phối hợp công tác giữa Kiểm toán Nhà nước (KTNN) với Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố (sau đây gọi là HĐND tỉnh) ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả. Qua đó, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan; nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của KTNN và trong hoạt động giám sát, quản lý, điều hành ngân sách tại các địa phương.

Giữa KTNN và HĐND ở địa phương tồn tại mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau. Khi chuẩn bị tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán, KTNN khu vực phối hợp chặt chẽ với Thường trực, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trong việc khảo sát, thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán năm và kế hoạch kiểm toán tổng quát của mỗi cuộc kiểm toán. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán năm, KTNN đã xem xét, quyết định việc thực hiện kiểm toán theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách để tránh trùng lặp, chồng chéo giữa hoạt động kiểm toán và hoạt động giám sát của HĐND.

Trong quá trình kiểm toán, công tác phối hợp giữa HĐND tỉnh với KTNN khu vực được thực hiện chặt chẽ. Tại cuộc họp công bố Quyết định kiểm toán tại địa phương, KTNN và Thường trực HĐND tỉnh thống nhất về sự phối hợp trong quá trình thực hiện kiểm toán tại địa phương. Vì vậy, các đơn vị được kiểm toán luôn chủ động phối hợp chặt chẽ trong cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan và thực hiện tốt trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ. Các cơ quan đầu mối thường xuyên phối hợp với đoàn kiểm toán nắm bắt những vướng mắc phát sinh để phối hợp xử lý kịp thời.

Tại Lào Cai, các cuộc họp công bố Kết luận kiểm toán đều có sự tham gia của Ban Kinh tế - Ngân sách và kịp thời có ý kiến phối hợp cùng cơ quan KTNN và các đơn vị được kiểm toán. Trước khi thông qua báo cáo kiểm toán, KTNN khu vực đều mời Thường trực HĐND đóng góp ý kiến và thực hiện chức năng giám sát công tác quản lý, điều hành ngân sách của UBND tỉnh. Điều này bảo đảm được tính khách quan, sát thực tiễn điều hành ngân sách của địa phương; đồng thời nâng cao trách nhiệm giải trình trong quản lý ngân sách. Các ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh được KTNN ghi nhận, bổ sung trong các Báo cáo, kết luận kiểm toán tại địa phương.

HĐND tỉnh Lào Cai luôn mời KTNN khu vực VII tham dự các Kỳ họp để nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và công tác điều hành ngân sách của địa phương. Sau đó, các nghị quyết của HĐND đều được gửi đến cơ quan KTNN, phục vụ  công tác kiểm toán, đánh giá việc thực hiện quản lý kinh tế - xã hội của địa phương trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách.

Thường trực HĐND tỉnh đã thực hiện giám sát các hoạt động của đoàn kiểm toán, phong cách, thái độ, cách xử lý công việc của thành viên đoàn kiểm toán, giúp KTNN kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót của đoàn kiểm toán. HĐND tỉnh tổ chức công khai kết quả, kết luận, kiến nghị kiểm toán đến đại biểu HĐND tỉnh, thành phố nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong sử dụng ngân sách, tạo điều kiện cho đại biểu HĐND thực hiện quyền giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách địa phương theo quy định pháp luật. Đồng thời trong các giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND đều đôn đốc các cơ quan quản lý nhà nước được giám sát thực hiện nghiêm túc các kết luận kiểm toán.

Trong năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai tổ chức giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNNtrên địa bàn tỉnh. Qua giám sát cho thấy, cơ bản các kiến nghị, kết luận của KTNNđã được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là những kiến nghị về tăng thu thuế, phí, thu hồi tiền đối với những khoản chi sai nộp ngân sách; kịp thời chấn chỉnh khắc phục hạn chế, sai phạm liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách. HĐND tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu UBND tỉnh khắc phục ngay tình trạng chưa giải quyết dứt điểm vài kiến nghị kiểm toán kéo dài. Thực tế, ngoài những nguyên nhân chủ quan, vẫn còn một số yếu tố khách quan khiến việc triển khai kết luận kiểm toán còn chậm, một số vướng mắc chưa có phương án giải quyết như: một số doanh nghiệp đã dừng hoạt động nên không thể nộp trả ngân sách; một số doanh nghiệp khó khăn về tài chính nên chưa thực hiện các kiến nghị của KTNN...

Bên cạnh đó, dù Luật  Kiểm toán Nhà nước đã quy định nhưng hầu như có rất ít HĐND tỉnh đề nghị vấn đề cần kiểm toán và phạm vi kiểm toán ở địa phương mình. Trong quan hệ phối hợp, mới có sự phối hợp vủa KTNN khu vực, Đoàn kiểm toán với HĐND các địa phương. Việc trao đổi thông tin hai chiều thường chưa có sự chủ động, thường xuyên giữa KTNN và HĐND tỉnh. Trong quá trình kiểm toán, HĐND tham gia thường với tư cách là đối tượng bị kiểm toán chứ chưa phải với tư cách cơ quan quản lý ngân sách địa phương, chưa đề xuất với KTNN những nội dung, đơn vị cần đi sâu kiểm toán để phục vụ tốt nhất hoạt động giám sát.

Việc HĐND các tỉnh ký Quy chế phối hợp với KTNN đã làm cho công tác phối hợp trong quan hệ công tác giữa KTNN và HĐND các tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, tương hỗ giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả công tác của mỗi bên. Thông qua hoạt động kiểm toán, đã giúp HĐND tỉnh chấn chỉnh những hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công. Các báo cáo của KTNN là cơ sở quan trọng để HĐND tỉnh thẩm tra, quyết định thông qua quyết toán ngân sách, dự toán và phân bổ ngân sách năm sau. Đồng thời sự phối hợp tích cực và hiệu quả của HĐND tỉnh đã giúp KTNN hoàn thành tốt kế hoạch của mình. Những thông tin, dữ liệu trao đổi giữa KTNN và Thường trực HĐND tỉnh đã có tác dụng tích cực cho các cấp chính quyền địa phương trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong bối cảnh các công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ làm việc giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người thì những nguy cơ rủi ro về sự an toàn, bảo mật thông tin, về bảo đảm quyền riêng tư cũng đang càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.