Hà Nội:

Phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ): Người dân khốn khổ vì Dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước thi công 10 năm chưa xong

Khởi công xây dựng từ năm 2012, dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước Thuỵ Khuê (Hà Nội) kéo dài 3km với tổng mức đầu tư là 400 tỷ đồng. Nhưng đến nay, đoạn từ dốc La Pho đến cống Đõ vẫn thi công dang dở gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước 400 tỷ đồng thi công dang dở hơn 10 năm

Mới đây, Báo Đại biểu Nhân dân nhận được phản ánh của một số cử tri sinh sống dọc tuyến mương Thụy Khuê (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) cho biết, Dự án cống hoá mương Thụy Khuê đã chậm tiến độ nhiều năm, đặc biệt, đoạn mương tại ngõ 167 thi công dang dở, gây ô nhiễm môi trường nặng nề suốt nhiều năm qua. 

Theo ghi nhận thực tế, tại khu vực nêu trên, mặt cống lộ thiên còn lại chỉ vài chục mét nhưng gần 2 năm nay không hoàn thành. Chính vì vậy, mùi hôi thối ô nhiễm nồng nặc bốc lên, nhiều gia đình sinh sống gần khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thụy Khuê (Hà Nội) Dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước 400 tỷ đồng thi công dang dở hơn 10 năm -0
Khu vực con mương nằm trong ngõ 167 Thuỵ Khuê lộ thiên, nước thải sinh hoạt vẫn đang được thải ra hàng ngày bốc mùi hôi nồng nặc
Thụy Khuê (Hà Nội) Dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước 400 tỷ đồng thi công dang dở hơn 10 năm -0
Đây là mương thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ, từ lâu con mương này đã bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân

Là người dân sinh sống gần 60 năm bên cạnh mương Thụy Khuê, bà Phạm Thị Thùy Dung cho biết: “Ngày trước nước ở mương này khá sạch sẽ, mát mẻ, gia đình tôi sống rất thoải mái, khỏe mạnh, nhưng hiện nay con mương này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân nơi đây. Mấy hôm nay trời mưa thì còn đỡ, chứ nắng lên là bốc mùi hôi thối, bẩn thỉu không chịu được. Nắng nóng như thế nhưng suốt ngày phải đóng cửa vì không chịu được mùi từ mương bốc lên”.

“Hỏi phường thì cứ nay hứa, mai hẹn, con mương đã ô nhiễm hơn 15 năm nay rồi. Giờ chỉ mong muốn dự án đền bù cho hợp lý, xứng đáng, dân rất ủng hộ cải tạo mương để sạch đường phố, văn minh thế nhưng giải quyết cho dân như thế này bức xúc quá”, bà Phạm Thị Thùy Dung chia sẻ thêm.

Thụy Khuê (Hà Nội) Dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước 400 tỷ đồng thi công dang dở hơn 10 năm -0
Đường ống nước sinh hoạt của các hộ dân được xả trực tiếp ra con mương này
Thụy Khuê (Hà Nội) Dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước 400 tỷ đồng thi công dang dở hơn 10 năm -0
Vật liệu xây dựng ngổn ngang tại ngõ 123 Thụy Khuê
Thụy Khuê (Hà Nội) Dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước 400 tỷ đồng thi công dang dở hơn 10 năm -0
Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng ngổn ngang, bẩn thỉu, gây ô nhiễm môi trường
Thụy Khuê (Hà Nội) Dự án cải tạo hệ thống mương thoát nước 400 tỷ đồng thi công dang dở hơn 10 năm -0
Một đoạn mương lộ thiên tại ngõ 123 Thụy Khuê

Còn ông Trịnh Bá Hường ở ngõ 167 đường Thụy Khuê cho biết, mùi cống rãnh hôi thối bốc lên xong gió từ Hồ Tây thổi vào nhà tận trong ngõ, đi lại cũng rất khó khăn. Cái đoạn cống ở ngõ này chậm nhiều năm nay rồi, phường họp hành, bà con cũng phát biểu nhiều rồi nhưng phường trả lời là chưa lo được nhà tái định cư cho bà con nên là chậm. Trước đây làm một mạch thì không sao, nhưng giờ cứ làm từng đoạn một, cứ 100-200m lại có một đoạn mương hở như thế này, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Lê Văn Thủy, Chủ tịch UBND phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) cho biết, Dự án cứng hóa mương Thụy Khuê đã chậm tiến độ 10 năm rồi, cũng mong muốn dự án hoàn thành từ lâu rồi, nhưng chủ yếu là vấn đề giải phóng mặt bằng. Đây cũng là cái mong muốn của cả nhân dân và chính quyền phường. Hiện tại là do vấn đề khách quan giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến vấn đề vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, gây bức xúc cho nhân dân.

Hiện tại còn 8 trường hợp chưa thể giải phóng mặt bằng nằm rải rác khoảng 300m kéo dài từ ngõ 123 đến ngõ 199 đường Thụy Khuê. 8 trường hợp này thuộc diện cấp nhà tái định cư ở C2 Xuân La, nhưng dự án nhà tái định cư này cũng chưa đi vào hoạt động. Mới đây, Thành phố đã chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện phần hạ tầng, điện nước, phòng cháy chữa cháy của khu nhà tái định cư này.  

“Theo thông tin mà tôi nắm được thì sẽ bàn giao quỹ nhà này vào quý 3 năm 2024. Sau khi có được quỹ nhà sẽ tiến hành tổ chức bốc thăm vị trí căn hộ, để đảm bảo khách quan cho 8 trường hợp này. Phường cũng rất mong muốn dự án sớm được đẩy nhanh việc hoàn thiện để đưa vào sử dụng, giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị đồng thời cũng là tiêu chí để phường phấn đấu đạt chuẩn Đô thị văn minh vào năm 2025” ông Lê Văn Thủy cho biết thêm.

Ông Lê Văn Thủy cũng khẳng định, tất cả các thông tin từ phía chủ đầu tư dự án liên quan đến tiến độ là đều thông tin bằng miệng chứ không có văn bản, phường chỉ là đơn vị phối hợp.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và làm việc với các cơ quan chức năng liên quan tới dự án này để thông tin đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.