Hà Nội:

Phường Phú Thượng (quận Tây Hồ): Hàng loạt công trình có dấu hiệu xâm phạm hành lang thoát lũ

Hàng chục nghìn mét vuông đất trong hành lang thoát lũ trên địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) bị lấn chiếm bởi các nhà hàng, công trình kiên cố.

Theo đó, từ nhiều năm nay, người dân phản ánh tới các cơ quan chức năng nhưng các công trình này vẫn không có dấu hiệu di dời và ngang nhiền tồn tại trong hành lang thoát lũ sông Hồng, vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều.

Theo ghi nhận của PV Báo Đại biểu Nhân dân, tại khu vực ngõ 42 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) mặc dù Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã cắm mốc chỉ giới thoát lũ nhưng hàng nghìn m2 nằm trên hành lang thoát lũ vẫn ngang nhiên tồn tại các công trình kiên cố.

Phường Phú Thượng (quận Tây Hồ): Hàng loạt công trình có dấu hiệu xâm phạm hành lang thoát lũ -0
Mốc chỉ giới được cắm ở nhiều ở khu vực đất bãi sông hồng nằm trên địa bàn phường Phú Thượng để thông báo về phạm vi của hành lang thoát lũ

Tiếp đến, men theo dọc tuyến đường An Dương Vương đoạn qua địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều nhà hàng. Các công trình này đã được xây dựng sai phạm trên diện tích hàng nghìn m2 từ nhiều năm nay. 

Phường Phú Thượng (quận Tây Hồ): Hàng loạt công trình có dấu hiệu xâm phạm hành lang thoát lũ -0
Nhiều khu dân cư xuất hiện ở khu vực đất bãi sát sông hồng, có dấu hiệu xâm phạm hành lang thoát lũ

Điều đáng nói, những tồn tại này không những không bị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xử lý mà ngày càng có xu hướng mở rộng. Các nhà hàng, công trình xây dựng ở khu vực hành lang thoát lũ sông Hồng đã và đang đe dọa đến môi trường sống an toàn của người dân trước các nguy cơ về bão lũ diễn ra.

Để bảo đảm an toàn hành lang thoát lũ và tính nghiêm minh của pháp luật, đề nghị chính quyền địa phương, đặc biệt cấp cơ sở (UBND phường Phú Thượng) phải nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội về việc kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại các khu đất nằm trên hành lang thoát lũ và có kế hoạch sớm xử lý, giải tỏa vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn.

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục thông tin về việc xử lý các công trình xâm phạm hành lang thoát lũ trên địa bàn phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.