Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 6

Sáng 27.10, tại Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum về công tác ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI) sẽ đổ bộ lên đất liền Nam Quảng Trị - Bắc Quảng Nam vào trưa 27.10.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI). Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI). Ảnh: TTXVN

Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng 27.10, bão số 6 đang ở trên vùng biển Nam Quảng Trị - Đà Nẵng. Vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cù lao Chàm) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão cao 4-6 m. Biển động rất mạnh. Khu vực biển ven bờ Quảng Bình-Quảng Trị và Quảng Ngãi-Bình Định có sóng cao 2-4 m; khu vực Huế-Quảng Nam cao 3-5 m.

Dự báo trưa 27.10, bão số 6 sẽ đi vào đất liền khu vực Nam Quảng Trị-Đà Nẵng, vùng gần tập bão có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Ven biển Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11; sâu hơn trong đất liền có thể có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ sáng 27.10 đến chiều 27.10.

Trong 12-24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Đông dịch chuyển ngược trở lại biển, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau là vùng áp thấp và tan dần.

Dự báo, từ sáng 27.10 đến hết ngày 29.10, khu vực Quảng Bình-Quảng Ngãi tiếp tục mưa to 200-400 mm, có nơi trên 600 mm. Khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh; khu vực Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa từ 150-250 mm, có nơi trên 400 mm. Khu vực Bắc Nghệ An, Gia Lai có mưa từ 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Khả năng xuất hiện lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi ở mức báo động 2-báo động 3, các sông ở Quảng Bình báo động 2, các sông ở Hà Tĩnh, Bình Định, Kon Tum báo động 1.

Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có trên 30 huyện và khu đô thị với 365 xã có nguy cơ ngập lụt. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở mức cao đến rất cao ở các sườn đồi dốc, taluy tại khu vực từ Nam Nghệ An đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Quảng Nam.

Đến nay, các lực lượng chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn 67.212 phương tiện/307.822 người biết diễn biến, hướng đi của bão; hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI). Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI). Ảnh: TTXVN

Tiến sĩ Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, cho biết với dự báo của bão số 6 sẽ quay trở lại Biển Đông, các biện pháp phòng chống bão trên phải hết sức chú ý và kéo dài thời gian hơn.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã nghe báo cáo trực tiếp từ Đài khí tượng Quảng Trị về diễn biến cấp gió giật, cường độ mưa, lũ trên các sông, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất… Trong đó trọng điểm là mưa lớn ở khu vực phía nam, sạt lở đất tại khu vực miền núi phía tây.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, từ 7 giờ hôm nay, tỉnh đã thực hiện cấm người dân không ra đường khi có gió mạnh; duy trì lực lượng công an, biên phòng, quân đội và ứng trực để kịp thời cứu hộ, cứu nạn. Hiện nay, trên toàn tỉnh, đặc biệt là vùng ven biển gió đang mạnh dần lên cấp 6-7, khu vực cửa Thuận An có triều cường cao 1,8m, gây xói lở, tỉnh đã di dời 815 hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng.

"Với tổng lượng mưa được dự báo, các hồ chứa trên địa bàn đều bảo đảm chống lũ, tuy nhiên do mưa dài ngày nên tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi và lên phương án di dời khoảng 10.000 hộ dân với trên 32.000 nhân khẩu ra khỏi vùng sạt lở", ông Nguyễn Văn Phương nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, các hồ chứa, hồ thuỷ điện tại khu vực Trung Trung Bộ đang trong giai đoạn tích nước nên bảo đảm yêu cầu chống lũ. Nhưng điểm cần lưu ý là thời gian cấm tàu thuyền hoạt động tại khu vực biển nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 6 kéo dài hơn trước; nguy cơ sạt lở cao tại khu vực miền núi do mưa lớn kéo dài.

Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, lực lượng, phương tiện của quân đội sẵn sàng tham gia ứng phó bão số 6 là trên 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay. Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5, các đơn vị đứng chân trên địa bàn các tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp chủ động ứng phó bão số 6, mưa lũ ảnh hưởng của bão.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó bão số 6 tại các tỉnh miền Trung, chủ động, bài bản, ở mức cao nhất.

Với diễn biến phức tạp của bão số 6 sau khi đổ bộ vào đất liền sẽ quay ra biển và có khả năng hình thành áp thấp hoặc cơn bão mới, Phó Thủ tướng đề nghị hệ thống khí tượng thuỷ văn phải dự báo chính xác thời điểm bão đổ bộ, tuyến đê biển xung yếu để tập trung lực lượng, phương tiện để xử lý kịp thời khi có sự cố.

Bên cạnh đó, với lượng mưa lớn, kéo dài, các đài khí tượng thuỷ văn tiếp tục cập nhật lượng mưa, đưa ra cảnh báo cụ thể hơn cho người dân về khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở. Bộ Quốc phòng phối hợp, hỗ trợ các địa phương khẩn trương triển khai phương án dùng flycam bay kiểm tra, rà soát, phát hiện các vết nứt lớn, kéo dài tại những vùng có nguy cơ sạt lở do mưa lớn, kéo dài.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI). Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI). Ảnh: TTXVN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nắm chắc thông tin lưu lượng nước tại các hồ, bổ sung dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn quốc gia, các đài khí tượng thuỷ văn địa phương để điều tiết kịp thời, "không được để xảy ra tình trạng tất cả các hồ đều phải xả nước để bảo đảm an toàn".

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp điện lực, viễn thông phối hợp chặt chẽ với địa phương để duy trì giao thông liên lạc, kết nối thông tin, chỉ đạo điều hành thông suốt.

Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan khí tượng thuỷ văn dự báo sát sao thời điểm bão số 6 đi vào đất liền, sau đó quay người ra biển; các cơ quan truyền thông kịp thời thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tính chất phức tạp của bão số 6.

Lãnh đạo các địa phương tiếp tục quan tâm sâu sát đến công tác quản lý tàu thuyền trên biển.

baotintuc.vn

Chính trị

Đoàn công tác của Thường trực Ủy ban Kinh tế làm việc với 6 tỉnh, thành phố
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Ngày 27.10, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Đoàn công tác khảo sát thực tế Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và làm việc với 6 tỉnh, thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức UAE
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức UAE

Sau hơn 6 giờ bay, vào lúc 11 giờ ngày 27.10 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Zayed, Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) theo lời mời của Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại thảo luận Tổ
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm ngân sách bền vững, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương

Cho ý kiến tại phiên thảo luận tại tổ chiều 26.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận tại báo cáo của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm bố trí các nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương…; đồng thời, đề nghị cần chú trọng thực hiện ngân sách bền vững từ thu thuế, phí.

Điện mừng nhân kỷ niệm lần thứ 69 Quốc khánh Cộng hòa Áo
Sự kiện nổi bật

Điện mừng nhân kỷ niệm lần thứ 69 Quốc khánh Cộng hòa Áo

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 69 Quốc khánh Cộng hòa Áo (26.10.1955 – 26.10.2024), ngày 26.10, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Alexander Van der Bellen; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng Karl Nehammer; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Hội đồng Liên bang Franz Ebner và Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Walter Rosenkranz.

Tổ 19 (Bình Dương, Phú Thọ, Nam Định)
Chính trị

Tạo cơ hội việc làm cho người cao tuổi

Chiều 26.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét phát huy tiềm lực thế hệ trẻ, có chính sách việc làm cho người cao tuổi.

Làm rõ cơ chế khuyến khích xuất khẩu điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Làm rõ cơ chế khuyến khích xuất khẩu điện gió ngoài khơi

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cần quy định cụ thể các cơ chế ưu đãi đặc thù đối với dự án cũng như cơ chế khuyến khích, ưu tiên xuất khẩu nguồn điện này.

Các ĐBQH tại phiên thảo luận tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Phát triển điện ở nông thôn, vùng khó khăn cần chính sách rõ hơn

Chiều 26.10, thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các ĐBQH tại Tổ 15 ( gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) đề xuất cần có chính sách quy định rõ về việc phát triển điện ở nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển kinh tế - xã hội phải bền vững, thành quả phải đến tận tay người dân

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phát triển kinh tế - xã hội phải bền vững, thành quả phải đến tận tay người dân, nâng cao được mức sống của người dân. 

Quang cảnh họp Tổ 14
Thời sự Quốc hội

Rà soát, gỡ bỏ mọi chế định có biểu hiện “hợp pháp hoá sai phạm”

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) chiều 26.10 về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc thông qua theo quy trình tại 1 Kỳ họp, bởi đây là dự thảo Luật có nội dung phức tạp, tác động rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, phát triển điện lực của đất nước, chuyển đổi năng lượng và việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ chiều 26.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Luật, Nghị định, Thông tư đã có, địa phương phải hướng dẫn cho nhanh

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 26.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Lưu ý, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở đã có hiệu lực; các Nghị định, Thông tư cũng đã có nhưng đến nay nhiều địa phương chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, HĐND phải hướng dẫn cho nhanh. 

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần giải pháp căn cơ để chủ động trước thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu), các đại biểu đánh giá cao những kết quả đạt được trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tuy nhiên, các đại biểu cũng bày tỏ trăn trở về việc lựa chọn cát biển để làm nguyên vật liệu xây dựng cao tốc Bắc Nam; các giải pháp thực hiện chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ để chủ động trước sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai…

Sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế
Thời sự Quốc hội

Sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế

Để thúc đẩy kinh tế – xã hội đất nước phát triển, cần sớm hoàn thiện luật về khu công nghiệp và khu kinh tế trình Quốc hội xem xét, ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề xuất tại phiên thảo luận tại Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh: Tuyên Quang, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu), ngày 26.10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên họp tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Chủ động, dự báo sát hơn yêu cầu lập pháp, tránh phát sinh những lỗ hổng mới

Chiều nay, 26.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)... Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk).