Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Sáng 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc

Tham dự cuộc làm việc có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Phó trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh - Phó trưởng Đoàn giám sát; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; các thành viên Đoàn giám sát, Tổ giúp việc và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành.

Báo cáo tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, thực hiện các chỉ đạo của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông và biên soạn sách giáo khoa, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành hệ thống văn bản bao quát các mặt, lĩnh vực để bảo đảm yêu cầu đổi mới. Công tác chỉ đạo của Chính phủ đã cơ bản bao quát toàn diện các nội dung theo yêu cầu đổi mới; bảo đảm sự sâu sát và kịp thời trong chỉ đạo triển khai và giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Tuy nhiên, việc ban hành hệ thống các văn bản còn chậm so với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông so với lộ trình quy định tại Nghị quyết 88 của Quốc hội. Cụ thể: việc tham mưu ban hành Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ và các Đề án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất; Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các môn học; cơ chế tài chính... để thực hiện Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ đều bị chậm so với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông so với lộ trình quy định tại Nghị quyết 88 của Quốc hội. Để bảo đảm các điều kiện triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh lộ trình triển khai thực hiện; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình và hệ thống các văn bản này kịp thời để triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, do việc triển khai đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông là vấn đề khó, có những nội dung lần đầu tiên thực hiện như: ban hành chương trình tổng thể sau đó ban hành chương trình môn học làm căn cứ biên soạn sách giáo khoa, thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, trong khi đó vẫn giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ nhằm tránh việc không thực hiện được xã hội hóa nên trong quá trình triển khai có một số điều chỉnh. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để báo cáo Quốc hội cho điều chỉnh bổ sung một số nội dung cho phù hợp với thực tiễn…

Đoàn giám sát ghi nhận, đánh giá cao các báo cáo cơ bản được chuẩn bị nghiêm túc, đúng tiến độ, bám sát đề cương, phản ánh tương đối toàn diện việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đoàn giám sát nhận thấy, nhìn chung, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 đã được Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương, 63 tỉnh, thành phố và toàn ngành giáo dục nỗ lực triển khai thực hiện, đạt được nhiều kết quả. Các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, giải pháp, nhiệm vụ đề ra đã cơ bản được tổ chức thực hiện.

Các thành viên Đoàn giám sát lưu ý, nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện ban hành chậm tiến độ; một số văn bản chưa được ban hành; có văn bản nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn; có văn bản chưa phù hợp về mặt thể thức, gây ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập cho công tác triển khai thực hiện và sự chưa đồng thuận của một bộ phận dư luận xã hội. Đoàn giám sát đề nghị, Bộ cần báo cáo rõ hơn về nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế nêu trên để xác định trách nhiệm và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Nghị quyết 29/NQ-TW của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đều nhấn mạnh mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. "Đổi mới này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của đất nước ta. Phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ dạy và học đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới; phải bồi dưỡng đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học, từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT lên đại học, sau đại học...; huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó có nguồn lực từ xã hội hóa...", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông -0
Các đại biểu dự buổi làm việc

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, các bộ, ngành cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp đồng bộ của hệ thống chính trị; rà soát các cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và toàn thể xã hội về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tổ chức sơ kết đánh giá, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay trong triển khai thực hiện Nghị quyết.

Rà soát, đánh giá kỹ hơn nữa về cơ cấu, thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhất là khi Chương trình triển khai ở các khối lớp còn lại để đề xuất cơ chế, giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… Nghiên cứu đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách về tài chính bảo đảm đủ kinh phí triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện tốt chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học sinh khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập. Lồng ghép sử dụng có hiệu quả các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn huy động hợp pháp từ xã hội để tạo thêm nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo...

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.