Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Quân khu 5

Ngày 24.1, tại TP. Đà Nẵng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cùng Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã đến thăm, làm việc với Quân khu 5 để khảo sát xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 5, Trung tướng Thái Đại Ngọc; Chính ủy Quân khu 5, Trung tướng Trịnh Đình Thạch; các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh: Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Trung tướng Trần Ngọc Khánh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Trung tướng Đỗ Quang Thành và các Ủy viên Thường trực của Ủy ban; Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Chí Cường.

Sau khi nghe báo cáo của Quân khu 5, phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5. Trong thời gian qua, dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, đại dịch Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng phức tạp, nhưng Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang trên địa bàn hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững hướng chiến lược quan trọng của cả nước. An ninh, chính trị trên địa bàn cơ bản được giữ ổn định, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ mối quan hệ tốt với các nước bạn Lào, Campuchia… Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều doanh nghiệp của Quân khu đã có những bước phát triển mới, tham gia tích cực vào lĩnh vực động viên công nghiệp và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ.

Liên quan đến dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Thường trực Ban chỉ đạo và cơ quan soạn thảo dự án Luật đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học…

Xác định đây là dự luật quan trọng, nhận được sự quan tâm của các ĐBQH và cử tri cả nước nên việc xây dựng dự án Luật phải thể chế hóa được các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh chủ động, tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. Việc thiết kế các chính sách trong dự án Luật phải làm rõ được tính đặc thù, vượt trội so với các lĩnh vực khác, các luật thông thường. Trong đó, có chế độ, chính sách đặc thù với các nhà khoa học và những người trực tiếp làm ra các chi tiết sản phẩm đặc biệt, như vũ khí, phương tiện đặc chủng có tính chiến lược, đặc biệt của quốc phòng - an ninh. Lưu ý điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quân khu 5 đóng góp thêm nhiều ý kiến, kiến nghị, bảo đảm Luật sau khi được Quốc hội ban hành sẽ sớm đi vào thực tiễn, khắc phục bất cập, hạn chế đã chỉ ra hiện nay.

Báo cáo kết quả nhiệm vụ quân sự - quốc phòng của Quân khu 5, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 5, Thiếu tướng Lê Ngọc Hải cho biết, về thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp, Quân khu đã tham mưu, đề xuất Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư các dây chuyền chuẩn bị động viên công nghiệp tại các doanh nghiệp công nghiệp và các đơn vị thuộc Quân khu. Tổ chức nghiệm thu dây chuyền chuẩn bị động viên công nghiệp, đưa vào trang bị quân sự đúng quy định; Hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ động viên công nghiệp được giao theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng; huấn luyện chuyên môn cho người lao động trong các dây chuyền động viên công nghiệp chặt chẽ, bảo đảm an toàn.

Phản ánh những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện động viên công nghiệp, đại diện lãnh đạo Quân khu 5 cho biết, hiện số lượng các doanh nghiệp công nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp. Ngân sách bảo đảm cho động viên công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chính sách hỗ trợ, thu hút, khuyến khích, ưu tiến cho các doanh nghiệp công nghiệp, các cá nhân tham gia động viên công nghiệp chưa hiệu quả…

Tại cuộc làm việc, đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, UBND TP. Đà Nẵng và các công ty, doanh nghiệp trực thuộc Quân khu 5 đã đóng góp ý kiến với dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ghi nhận các ý kiến đóng góp, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổng hợp, tiếp thu đầy đủ trong Báo cáo khảo sát của Ủy ban.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu.