Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Sáng 11.8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên họp của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Trung Thành

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức chủ trì phiên họp.

Báo cáo dự thảo kết quả dự kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cho thấy, trên cơ sở 144 ý kiến của các đại biểu Quốc hội (125 lượt ý kiến tại Tổ, 19 lượt ý kiến tại Hội trường) về dự thảo Luật tại Kỳ họp thứ Năm vừa qua, thực hiện sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý bước đầu đối với dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu. Ảnh: Trung Thành

Theo đó, dự thảo Luật chỉ kiện toàn lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách và các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, không mở rộng với tất cả thành phần khác hiện có ở cơ sở, phù hợp với mục tiêu xây dựng dự án Luật. Việc kiện toàn các lực lượng trên thành một lực lượng thống nhất sẽ bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, góp phần tinh gọn đầu mối, tập trung nhiệm vụ bảo đảm linh hoạt, chủ động, nhanh chóng, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự thực sự hiệu quả. Đây là lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có tính chất tham gia hỗ trợ theo sự hướng dẫn, phân công, chỉ đạo trực tiếp của công an cấp xã.

Thường trực Ủy ban cũng báo cáo, tiếp thu, làm rõ ý kiến của các ĐBQH về tiêu chuẩn tuyển chọn, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; công tác bảo đảm cho hoạt động của lực lượng này…

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh -0
Các đại biểu tham dự Phiên họp. Ảnh: Trung Thành

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội; cho rằng, việc quy định về xét tuyển thay cho bầu Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự để bảo đảm đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và thống nhất với quy định hiện hành. Một số ý kiến đề nghị, xem xét cân nhắc việc gắn nhiệm kỳ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với nhiệm kỳ của cấp cơ sở; quy định rõ nguồn ngân sách để bảo đảm tính khả thi.

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tiếp tục bám sát Báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội về tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Kỳ họp thứ Năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh -0
Toàn cảnh Phiên họp. Ảnh: Trung Thành

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật, song yêu cầu cần báo cáo, giải trình rõ thêm cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn; sự phù hợp với đường lối của Đảng, với Hiến pháp, nhất là quyền con người, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tính khả thi với mục tiêu nhằm phát huy vai trò của Nhân dân trong tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đồng thời, nghiên cứu chỉnh lý, giải trình rõ tên gọi của dự thảo Luật phù hợp với Hiến pháp và các Luật liên quan.  

Theo quy định của Luật Công an nhân dân, công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân có vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ngoài lực lượng nòng cốt là công an, thì còn có các lực lượng hỗ trợ, như: công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, dân phòng… Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần quy định, giải trình rõ vị trí, chức năng của lực lượng hỗ trợ này.

Liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, mức hỗ trợ phải vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vừa động viên, khuyến khích người dân tham gia và bảo đảm khả năng chi của ngân sách. Do đó, Báo cáo cũng cần làm rõ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; bảo đảm không làm tăng biên chế, không làm tăng ngân sách so với thực tiễn hiện nay.

+ Tiếp đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã cho ý kiến về tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Sáng 10.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc Hội nghị lần thứ 11. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.