Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Sáng 22.7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với 4 Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp.

Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó trưởng Đoàn giám sát; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh - Phó trưởng Đoàn giám sát; các thành viên Đoàn giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát phát biểu 

Về phía các bộ, ngành có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; đại diện lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó trưởng Đoàn giám sát phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nhìn nhận thẳng thắn, khách quan về thực trạng quản lý bất động sản

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội đã lựa chọn thực hiện chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" để đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực này.

“Kết quả của giám sát sẽ giúp Quốc hội, Chính phủ có cơ hội nhìn nhận thẳng thắn, khách quan về thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển xã hội, từ đó có giải pháp phù hợp. Đồng thời, cũng sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh - Phó trưởng Đoàn giám sát phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp là những cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát chuyên đề lần này của Quốc hội. Do vậy, cuộc làm việc của Đoàn giám sát với 4 bộ có vai trò quan trọng, góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, giúp Đoàn giám sát hoàn thiện báo cáo giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội để báo cáo Ủy ban của Quốc hội tại phiên họp trong tháng 8.2024 và sau đó sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám.

Kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường có biến động bất thường

Tiếp đó, Đoàn giám sát đã nghe đại diện lãnh đạo 4 bộ báo cáo về việc ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 thuộc thẩm quyền, chức năng của các bộ.

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết 2023, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thị trường bất động sản, tăng cường công tác thông tin dự báo, kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường có biến động bất thường, kịp thời xử lý các vấn đề “nóng” phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Công tác quản lý thị trường bất động sản đã được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và khá toàn diện, nhờ đó đã kiểm soát thị trường bất động sản, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đã đề ra.

Tuy nhiên, nguồn cung sản phẩm nhà ở chủ yếu là phân khúc cao cấp và trung cấp, thiếu sản phẩm bất động sản là nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân; giá giao dịch bất động sản có xu hướng tăng dần theo năm, cao so với thu nhập bình quân của số đông người dân…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đối với phát triển nhà ở xã hội, trong giai đoạn 2015 - 2023, tuy điều kiện nguồn lực Nhà nước còn hạn chế, song việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân nói chung cũng như các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở nói riêng, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, đến nay trên địa bàn cả nước có khoảng 800 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai, với quy mô 567.042 căn. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang triển khai đầu tư xây dựng thí điểm 2 thiết chế công đoàn tại Hà Nam và Tiền Giang.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các bộ, các quy định về trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt dự án nhà ở xã hội chưa có quy trình thống nhất, nên thực hiện còn lúng túng, chậm trễ, kéo dài; các ưu đãi với xây dựng nhà ở xã hội chưa đủ sức khuyến khích việc tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội của các thành phần kinh tế; thủ tục mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội qua nhiều khâu xác minh, thẩm duyệt, gặp nhiều vướng mắc, thời gian thẩm định kéo dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Các bộ cũng nhận định, Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 vừa được Quốc hội điều chỉnh thời gian có hiệu lực bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan sẽ giúp tạo hành lang pháp lý đủ rõ ràng, minh bạch, khơi thông những vướng mắc về pháp lý của các dự án bất động sản và nhà ở. Nhờ vậy, nguồn cung bất động sản sẽ dồi dào, giá bất động sản sẽ ổn định, chấm dứt hiện tượng "bong bóng", "sốt giá".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn giám sát nêu hiện trạng hiện nay tại nhiều địa phương, doanh nghiệp phản ánh về việc thực hiện các thủ tục liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư tốn kém thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Việc kéo dài trình tự, thủ tục đầu tư dự án dẫn đến chi phí tài chính, chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp ngày càng tăng, mà cuối cùng chi phí này được tính vào giá bán và tạo gánh nặng cho người mua.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
ĐBQH Phạm Đức Ấn (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Do vậy, các ý kiến đề nghị, các bộ, ngành báo cáo quy trình, trình tự, thủ tục mẫu để xin cấp phép đầu tư một dự án bất động sản, nhà ở xã hội, làm rõ phải qua bao nhiêu bước, cần xin bao nhiêu dấu, chữ ký…?

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với 4 Bộ về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội -0
ĐBQH Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Các thành viên Đoàn giám sát cũng đề nghị, các bộ, ngành cần làm rõ giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu với căn hộ du lịch (condohotel); sớm ban hành hướng dẫn về việc thực hiện các phương án xác định giá đất, nhất là quy định thống nhất các giả thiết được áp dụng trong tính theo phương pháp thặng dư; quy định điều kiện với đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội cần đúng và trúng hơn…

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.