Phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở

Theo Bộ Tư pháp, để đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), các địa phương cần phát huy hơn nữa sự chủ động của người dân; xác định nhóm đối tượng, lựa chọn lĩnh vực, địa bàn cụ thể, những tấm gương tiên tiến và nhân rộng mô hình hiệu quả để tăng tính lan tỏa.

Phát huy vai trò "cầu nối" pháp luật

Tại nhiều địa phương, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL được đặc biệt chú trọng trên cơ sở phát huy vai trò là "cầu nối" chuyển tải pháp luật của các tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở.

Các đại biểu dự sinh hoạt mô hình “Dòng họ Giàng tự quản về an ninh, trật tự” tại bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La). Ảnh: Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Sốp Cộp
Các đại biểu dự sinh hoạt mô hình “Dòng họ Giàng tự quản về an ninh, trật tự” tại bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La.) Ảnh: Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Sốp Cộp

Đơn cử như tại Thanh Hóa, toàn tỉnh có 4.183 tổ hòa giải ở cơ sở với 26.733 hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 4 - 7 hòa giải viên, đa số các tổ trưởng tổ hòa giải do trưởng thôn, bản, khối phố đảm nhận, các thành viên khác gồm trưởng các đoàn thể như Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân, Người cao tuổi…

Qua thực tế hoạt động, chính quyền các cấp tiếp tục lựa chọn, nhân rộng, số lượng tổ hòa giải điển hình tiên tiến qua từng năm. Các tổ hòa giải điển hình tiên tiến được lựa chọn từ các tổ hòa giải có cách làm hay, hiệu quả; am hiểu về pháp luật, khéo léo thuyết phục vận động các bên tranh chấp hóa giải mâu thuẫn, đồng thời vận động nhân dân chấp hành pháp luật, bảo đảm hoạt động hòa giải đạt hiệu quả cao với tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 90%.

Hay tại Lạng Sơn, với tinh thần trách nhiệm cao cùng khả năng thuyết phục vận động, các tổ hòa giải điển hình tiên tiến trên địa bàn đã phát huy vai trò, hòa giải thành công mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư. Ở thôn Phạ Thác, xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình - nơi có 58 hộ dân, với hơn 200 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Dao, cũng có 1 Tổ hòa giải như thế. Chỉ vỏn vẹn 6 người nhưng các thành viên trong Tổ đều kiên trì vận động, dùng lý lẽ và quy định pháp luật để hòa giải mâu thuẫn giữa các hộ dân. Nhiều năm qua, tỷ lệ hòa giải thành công trung bình của tổ đạt gần 95%.

Hay tại thôn Hồng Minh, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) với hơn 150 hộ dân và 300 nhân khẩu; người dân trong thôn thường nảy sinh mâu thuẫn như về đất đai, tranh chấp lối đi chung, hôn nhân và gia đình… Tổ hòa giải thôn Hồng Minh cũng thường xuyên tuyên truyền pháp luật, vận dụng linh hoạt tình làng nghĩa xóm với các quy định của pháp luật để hòa giải. Nhờ đó mỗi năm, tổ hòa giải thành trên 90% các vụ việc, thôn nhiều năm là thôn văn hóa, trên 98% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Theo Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn, hoạt động của các tổ hòa giải điển hình tiên tiến đã góp phần nâng cao chất lượng công tác hòa giải trên địa bàn. Năm 2023, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã hòa giải thành 2.747/3.506 vụ việc, đạt 78,3% (tăng hơn 5,3% so với năm 2022).

Nhân rộng những mô hình hiệu quả

Nhằm triển khai thực hiện Luật PBGDPL, các địa phương cũng xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình điểm, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật. Mô hình "Dòng họ Giàng tự quản về an ninh trật tự" tại bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La) là một điển hình.

Được thành lập từ tháng 2.2023, qua 1 năm triển khai, mô hình này mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kỳ mới ở cơ sở, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hiện nay, Dòng họ Giàng có 62 hộ, hơn 369 nhân khẩu, là một dòng họ lớn và có uy tín trong bản; sau khi triển khai mô hình, 100% hộ dân trong dòng họ Giàng đã ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật, không tin, không nghe luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu; duy trì tốt sinh hoạt định kỳ hàng tháng, kịp thời phổ biến các quy định của pháp luật cho thành viên trong dòng họ. Năm 2023, dòng họ đã phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động 2 trường hợp đi cai nghiện bắt buộc, quản lý, giáo dục 3 trường hợp sử dụng chất ma túy và 1 trường hợp giáo dục tại xã; cùng ban quản lý bản Pu Hao giải quyết 1 vụ việc mẫu thuẫn liên quan đến tranh chấp nguồn nước.

Theo UBND xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, khi chưa có "Dòng họ Giàng tự quản", trên địa bàn xã Mường Lạn nói chung và xã Mường Lạn nói riêng vẫn còn xảy ra một số vụ việc người dân vi phạm pháp luật. Sau khi có mô hình này, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, số người trong dòng họ vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội đã giảm đáng kể; mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hộ đều được trưởng dòng họ và những người có uy tín trong dòng họ giải quyết, góp phần bảo đảm an ninh trật tự.

"Câu lạc bộ PBGDPL" cũng là mô hình tuyên truyền pháp luật hiệu quả, đã được Công an phường Cẩm Thạch (TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh) và Công an phường Quang Trung (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) cho ra mắt từ tháng 6.2022. Thành viên của các mô hình này đều là những quần chúng tốt, nhân tố tích cực, cốt cán, có ảnh hưởng lớn trong nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, đồng nghiệp, bạn bè, người thân… Họ là những tuyên truyền viên trực tiếp truyền tải nhanh nhất những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Đến nay, Câu lạc bộ đã phối hợp tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền với hàng nghìn lượt người tham gia; các thành viên trực tiếp xuống phổ biến nội dung, lấy dẫn chứng về hành vi vi phạm pháp luật, đưa ra giải pháp để tổ chức triển khai tại các khu phố. Thông qua những buổi tuyên truyền đó, người dân hiểu thêm về chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là về Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Cư trú, Bộ luật Hình sự và tổ chức thực hiện, chấp hành tương đối nghiêm.

Trong năm 2023, căn cứ kết quả tổ chức xây dựng mô hình tại phường Quang Trung và phường Cẩm Thạch,Công an tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo nhân rộng mô hình tại 3 địa bàn phường Cao Xanh (TP. Hạ Long), phường Minh Thành (thị xã Quảng Yên), xã Đông Xá (huyện Vân Đồn). Đến nay, 3 mô hình điểm PBGDPL tại 3 địa bàn trên đã được xây dựng và đi vào hoạt động; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân.

Xã hội

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).