Phát huy hiệu quả mô hình tuyên truyền pháp luật

Nhằm huy động sức mạnh toàn dân trong tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và nâng cao tinh thần cảnh giác phòng, chống các loại tội phạm, thời gian qua, lực lượng quân đội đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Theo đó, nhiều biện pháp, cách làm phù hợp với tình hình thực tế địa bàn đã được triển khai, tiêu biểu như mô hình "Tiếng loa Biên phòng" hay "Truyền thanh pháp luật"...  

"Truyền thanh pháp luật" đưa thông tin đến người dân

Được thực hiện từ năm 2021, mô hình "Truyền thanh pháp luật" của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Ninh được triển khai thường xuyên, đồng bộ, ổn định và lâu dài; giúp cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân khu vực đơn vị đóng quân nâng cao hiểu biết và chấp hành pháp luật, đặc biệt là cập nhật những vấn đề mới, những kiến thức cơ bản về pháp luật; định hướng thái độ, hành vi và biện pháp xử lý đúng pháp luật đối với các hiện tượng, vụ việc sai phạm.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng triển khai hiệu quả mô hình
Lực lượng Bộ đội Biên phòng triển khai hiệu quả mô hình "Tiếng loa biên phòng". Nguồn: ITN

Thực hiện định kỳ vào 6h, 17h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6; từ 6h30 đến 9h30 và 14h đến 16h30 thứ 7 và Chủ nhật; nhiều kiến thức pháp luật đã thông tin đầy đủ tới cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân (đặc biệt tuyến biên giới, biển đảo, khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn Quảng Ninh) trên hệ thống truyền thanh hàng ngày các cơ quan, đơn vị thuộc Hệ thống truyền thanh của Bộ CHQS tỉnh; 13 Ban CHQS cấp huyện; Trung đoàn 244 và Đại đội đảo Vĩnh Thực. 

Nội dung truyền thanh chủ yếu, gồm: Chương trình Pháp luật và đời sống trên VOV1; Pháp luật và xã hội trên VOV2; giải đáp pháp luật trên VOV Giao thông (FM 91 MHz)... Bên cạnh đó, thông báo nội dung cơ bản của các luật mới; biên soạn câu chuyện pháp luật liên quan trực tiếp tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; thu âm và phát các bài viết trên báo chí chính thống; trang thông tin về PBGDPL của Bộ Tư pháp; cổng thông tin điện tử, thư viện điện tử tỉnh Quảng Ninh…

Mặt khác, biên soạn các câu chuyện pháp luật định hướng hành động, tư tưởng về việc xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật của lực lượng vũ trang tỉnh; chấp hành pháp luật nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, dự bị động viên. Đồng thời, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định địa phương.

Theo Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh, mô hình đã có tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân khu vực đơn vị đóng quân, đặc biệt, nhận được phản hồi rất tích cực của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân về các lĩnh vực PBGDPL; như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia... Nội dung kịch bản phát thanh được biên soạn công phu, kỹ lưỡng, tác động trực tiếp vào đối tượng cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân có tuổi đời trẻ, ít quan tâm đến pháp luật...

Đưa "Tiếng loa Biên phòng" đến từng bến bãi, ngõ xóm

Đơn giản và tiết kiệm, mô hình "Tiếng loa biên phòng" của lực lượng bộ đội biên phòng đã phát huy tối đa hiệu quả đối với nơi có địa bàn rộng, đường đi lại khó khăn, hệ thống loa truyền thanh địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một số cụm loa cố định được đặt ngay trên tuyến đường đi làm về của bà con, ngư dân, giúp truyền đạt kịp thời chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Theo Cục Chính trị Bộ đội Biên Phòng, nét văn hóa chung của đồng bào các dân tộc là thích ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Vì vậy, lực lượng bộ đội biên phòng đã phát huy vai trò mô hình "Tiếng loa biên phòng" đến từng ngõ, xóm, hộ gia đình để tuyên truyền và chuyển tải thông tin phù hợp với dân trí của đồng bào các dân tộc ở từng tuyến biên giới. Có khi chỉ với 1 chiếc loa di động, chiếc USB có sẵn các nội dung tuyên truyền và xe mô tô 2 bánh, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có thể đi đến được tất cả những nơi có người dân sinh sống để truyền đạt những thông tin cơ bản nhất về pháp luật.

Để ngư dân tuân thủ pháp luật, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai hiệu quả mô hình này. Theo đó, để PBGDPL, các chiến sĩ biên phòng tại các đồn biên phòng đã sử dụng xe gắn máy cùng với chiếc loa kéo mini để di chuyển khắp các cảng cá, bến bãi, khu dân cư hay dùng xuồng máy đi đến khu dân cư ven các kênh rạch, ven rừng phòng hộ...

Sa Huỳnh từng là điểm nóng về tàu cá vi phạm IUU ở tỉnh Quảng Ngãi, nhưng nhờ Đồn Biên phòng Sa Huỳnh đẩy mạnh mô hình "Tiếng loa biên phòng", tuyên truyền đến từng khu dân cư, từng hộ dân các quy định của pháp luật. Với nội dung phát được lựa chọn kỹ càng, bảo đảm đầy đủ nhưng gần gũi, dễ hiểu nhất cho bà con ngư dân; nhờ đó tỷ lệ tàu cá vi phạm tại đây đã giảm rất nhiều.

Với Đồn Biên phòng Khánh Hội (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau), mô hình "Tiếng loa Biên phòng" cũng mang lại hiệu quả thiết thực khi các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đến tuyên truyền lưu động tại bến cảng hay khu vực chợ, khu dân cư xa trung tâm xã hoặc đến những nơi hệ thống loa phát thanh chưa tới được... Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân trong việc tuân thủ, chấp hành các quy chế, quy định hoạt động trong khu vực biên giới biển; huy động được sức mạnh toàn dân trong tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.