Phát huy giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng nền văn hóa dân tộc

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là ngọn đuốc soi sáng con đường văn hóa cách mạng, không chỉ mang tính định hướng, mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc và ý chí đấu tranh kiên cường cho độc lập, tự do. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cần phát huy các giá trị lâu dài của Đề cương trong bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngày 17.12, tại Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phối hợp với Học viện Chính trị Công an nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy giá trị Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 trong bảo vệ an ninh, trật tự trước bối cảnh, tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ mới".

Các đại biểu chủ trì Hội thảo

Các đại biểu chủ trì Hội thảo

Đề cương soi sáng con đường văn hóa cách mạng

Phát biểu khai mạc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, PGS.TS. Đinh Công Tuấn cho biết, đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 ra đời trong hoàn cảnh đất nước chịu cảnh “một cổ hai tròng” bởi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, với những chính sách văn hoá hết sức phản động, nhằm nô dịch lâu dài đất nước và con người Việt Nam.

huc02808-1-1.png
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, PGS.TS. Đinh Công Tuấn phát biểu tại Hội thảo

Để chống lại chính sách văn hoá phản động đó, Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 25 đến 28.2.1943 đã ra chủ trương “gây ra một phong trào văn hoá tiến bộ, văn hoá cứu quốc, chống lại văn hoá phát xít thụt lùi”. Căn cứ vào ý kiến hội nghị đã bàn bạc, đồng chí Trường Chinh đã khởi thảo ra bản Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943.

Đề cương là ngọn đuốc soi sáng con đường văn hóa cách mạng, không chỉ mang tính định hướng, mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc và ý chí đấu tranh kiên cường cho độc lập, tự do.

Trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước, lực lượng Công an nhân dân đã kế thừa tinh thần của Đề cương để đấu tranh hiệu quả với các thế lực thù địch, phản bác những tư tưởng phản động và bảo vệ nền văn hóa dân tộc trước những thách thức của thời đại. Điều này không chỉ thể hiện qua những chiến công lịch sử, mà còn qua sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc bảo vệ an ninh văn hóa trước các vấn đề như “diễn biến hòa bình”, “xâm lăng văn hóa” trong thời kỳ toàn cầu hóa và bùng nổ công nghệ số.

Theo PGS.TS Đinh Công Tuấn, trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá quốc tế hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ số, vấn đề an ninh văn hóa đang là một vấn đề quan trọng không kém phần phức tạp đối với mỗi quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. An ninh văn hóa là đấu tranh chống lại việc xâm nhập của các luồng tư tưởng, truyền bá sản phẩm phi văn hóa, thiếu lành mạnh, đi ngược lại với đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo nền văn hóa Việt Nam được phát triển mạnh mẽ, ổn định, hướng đến mục tiêu chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự và văn hóa, lực lượng CAND đã đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”; “xâm lăng văn hóa”; phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của một số đối tượng chống đối, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự cho đất nước.

anh-man-hinh-2024-12-18-luc-050833.png
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Do vậy, Hội thảo "Phát huy giá trị Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 trong bảo vệ an ninh, trật tự trước bối cảnh, tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ mới" không chỉ nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong lịch sử đấu tranh cách mạng, mà còn hướng đến những giá trị lâu dài của Đề cương trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Hội thảo tập trung thảo luận, phân tích ba vấn đề lớn: làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đối với công tác bảo vệ an ninh, trật tự; phân tích thực trạng phát huy giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 trong bảo vệ an ninh, trật tự; làm rõ phương hướng, giải pháp phát huy giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 trong bảo vệ an ninh, trật tự trước bối cảnh, tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe nhiều tham luận có giá trị lý luận và thực tiễn như: Giá trị trường tồn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 qua soi chiếu với thực tiễn hiện nay; Vai trò của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 trong sự hình thành chủ trương văn hóa, nghệ thuật của Đảng trước bối cảnh, tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ mới;...

Trình bày tham luận với chủ đề "Giá trị trường tồn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 qua soi chiếu với thực tiễn hiện nay", Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản PGS.TS. Lê Hải Bình cho rằng, điểm nổi bật có tính trường tồn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là đề cập một cách toàn diện và sâu sắc vai trò, giá trị của văn hóa, các đặc trưng văn hóa Việt Nam, các nguyên tắc và định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam.

anh-man-hinh-2024-12-18-luc-050205.png
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình phát biểu

Theo PGS.TS. Lê Hải Bình, hơn 80 năm nhìn lại, ba nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học được Đề cương nhấn mạnh đã trở thành các nguyên tắc cơ bản, vừa là cơ sở, nền tảng, vừa là mục tiêu đạt tới trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi làm nên giá trị trường tồn của Đề cương.

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 coi “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa)”, và khẳng định “Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa”.

Đề cương về văn hóa Việt Nam cũng nêu rõ: “Nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa”, như vậy việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã được dự báo từ năm 1943. Và trong hơn 80 năm qua, đặc biệt trong gần 40 năm đổi mới, dưới nhiều cách thức, cách gọi khác nhau nhưng nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa XHCN đã được triển khai.

Tuy vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là khi Đảng lãnh đạo đất nước đã thống nhất chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, thúc đẩy dân chủ XHCN, thì việc định danh chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN cũng trở thành yêu cầu cấp bách, cho thấy sự phù hợp với quy luật phát triển của văn hóa, quy luật vận động của đất nước, vừa thống nhất với chủ trương, đường lối của Đảng trong xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Trung tướng Phan Xuân Tuy nhấn mạnh, hơn 80 năm đã qua, song giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn tiếp tục tỏa sáng, vẹn nguyên giá trị để khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó có lực lượng Công an nhân dân (CAND), luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân, vì lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội trước bối cảnh, tình hình và yêu cầu nhiệm vụ mới.

huc02728-1-1-1.png
Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Trung tướng Phan Xuân Tuy phát biểu tại Hội thảo

Đặc biệt, Đề cương đã mở ra những định hướng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Giá trị của Đề cương còn được vận dụng trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối văn hóa của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Tuy vậy, Trung tướng Phan Xuân Tuy chỉ rõ, việc phát huy giá trị của Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay vẫn còn không ít khó khăn.

Cụ thể, nhận thức về vai trò của văn hoá trong bảo vệ an ninh, trật tự chưa được đầy đủ và đồng bộ; sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội cũng tạo ra nhiều thách thức trong việc kiểm soát thông tin, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội. Cùng với đó, việc bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống đôi khi chưa được kết hợp chặt chẽ với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, dẫn đến một số vấn đề về trật tự xã hội chưa được giải quyết triệt để.

anh-man-hinh-2024-12-18-luc-050325.png
Lực lượng CAND cần phát huy tốt giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia

Từ những chỉ dẫn nội dung của Đề cương về Văn hóa Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND và Sáu điều Bác Hồ dạy CAND, lực lượng CAND đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc và nghiêm túc kế thừa, triển khai tổ chức thực hiện nhằm phát huy những giá trị to lớn và quý báu, tính thời đại của bản Đề cương.

"Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, lực lượng CAND cần tiếp tục phát huy giá trị trên để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia", Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân nhấn mạnh.

Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…