“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa

Ngày 30.1, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) tổ chức chương trình Xuân Yêu thương năm 2024 với chủ đề “Nồng nàn Tết ấm - Rạng rỡ xuân vui”.

Phát biểu tại chương trình, cô giáo Cao Thanh Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa chia sẻ, đây là năm thứ 15 nhà trường tổ chức Lễ hội Xuân yêu thương - một lễ hội thường niên và đáng nhớ trong hành trang tuổi học trò.

“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
Cô giáo Cao Thanh Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa phát biểu tại chương trình (Ảnh: Quốc Việt)

Theo cô giáo Cao Thanh Nga, trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024, học sinh nhà trường sẽ được cùng nhau trải nghiệm các hoạt động “ăn Tết” và “chơi Tết” thông qua các trò chơi dân gian, các hoạt động truyền thống thể hiện sự đặc sắc của văn hoá dân tộc dịp Tết.

Đặc biệt, các em sẽ cùng tham dự Lễ tôn vinh Tri ân thầy/cô giáo chủ nhiệm thân yêu.

“Hàng năm, trường ta có Hành trình tri ân để khắc ghi ơn nghĩa các anh hùng, liệt sĩ; chúng ta có Lễ Tri ân trưởng thành để các em tri ân cha mẹ thân yêu. Và trong Lễ hội Xuân yêu thương, chúng ta tri ân các thầy cô chủ nhiệm của mình. Như vậy, văn hoá tri ân đã được hình thành xuyên suốt trong nhiều hoạt động của nhà trường. Sống trong tri ân, các em sẽ có được tình cảm đẹp và tâm hồn trong sáng”, cô Nga tâm sự.

Tại Lễ tôn vinh này, Ban Giám hiệu Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã ghi nhận, trân trọng từng ý kiến thể hiện lòng biết ơn cũng như mong muốn của mỗi học sinh ở thầy cô giáo. Qua đó, hầu hết các em đều hiểu thầy cô giáo chủ nhiệm của mình thật vất vả, kiên trì và bao dung.

“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
Lễ tôn vinh "Tri ân thầy/cô giáo chủ nhiệm thân yêu" trong khuôn khổ Lễ hội Xuân yêu thương 2024 (Ảnh: Quốc Việt)

Cũng trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024, học sinh được chứng kiến cuộc đấu giá bức tranh Xuân, với sự tham gia của Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo là Tổ trưởng trong nhà trường để góp quỹ Xuân yêu thương dành cho các học sinh vượt khó khăn vươn lên trong học tập.

Cô giáo Cao Thanh Nga cho biết, học kỳ vừa qua, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có nhiều thắng lợi. Dàn Hợp xướng của nhà trường đạt giải Nhất thành phố; trường có 16 học sinh giỏi toàn thành phố; cô giáo Hoàng Thị Liên đạt giải Nhất giáo viên dạy giỏi cấp cụm, tiếp tục dự thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Ngoài ra, nhà trường có nhiều học sinh đạt IELTS, giải thưởng, huy chương trong và ngoài nước.

Nữ Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn các bậc cha mẹ học sinh đã luôn đồng lòng, sát cánh với nhà trường, tất cả vì học sinh và sự tiến bộ của các em; cảm ơn các thầy cô giáo đã làm gương cho học sinh về tình đoàn kết, tin phục nhau; cảm ơn các thầy cô vì sự yêu nghề, yêu thương học trò.

“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
Ban Giám hiệu Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa trao học bổng cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học (Ảnh: Quốc Việt)

Theo cô giáo Dương Thị Thu Hà, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, mỗi năm, nhà trường luôn rà soát những hoạt động trong Lễ hội Xuân yêu thương của năm trước để cải thiện tốt hơn, đổi mới hơn, tăng tính hấp dẫn đối với học sinh và các thầy cô giáo.

Năm 2024, bên cạnh các hoạt động quen thuộc như cho học sinh viết câu đối, làm bánh chưng, quyên góp ủng hộ Quỹ Xuân yêu thương, nhà trường cũng tổ chức đa dạng thêm các hoạt động.

Ví dụ, giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các trò chơi dân gian và các hoạt động truyền thống của ngày Tết. Mỗi lớp sẽ bốc thăm để nhận một nội dung trò chơi hoặc hoạt động trải nghiệm Tết, như làm nem, cắm hoa, sắp xếp mâm ngũ quả, sắp xếp mâm cơm ngày Tết; trò chơi nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây, nhảy sạp, đập niêu đất, ô ăn quan,…

“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
Cô giáo Dương Thị Thu Hà, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Ảnh: Quốc Việt)

“Thông qua Lễ hội Xuân yêu thương, chúng tôi mong muốn tạo cơ hội để học sinh được biết, được trải nghiệm những hoạt động truyền thống ngày Tết của Việt Nam, yêu quý tất cả những hoạt động truyền thống ngày Tết. Từ đó, các em sẽ có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ những giá trị truyền thống ngày Tết Việt Nam, thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước”, cô Hà bày tỏ.

Năm 2024 là năm thứ 9 cô giáo Lê Phương, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D3 Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa được tham dự Lễ hội Xuân yêu thương. Theo nữ giáo viên, đây là một sự kiện rất lớn của nhà trường, nên cô trò rất háo hức và đã có sự chuẩn bị rất chu đáo trong thời gian gần đây.

“Học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã học lớp 12, chuẩn bị ra trường. Thế nên khác với các năm trước, năm nay tham dự Lễ hội Xuân yêu thương, các em cũng có chút bịn rịn, luyến tiếc khi đây là sự kiện Xuân yêu thương cuối cùng được tham gia ở Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa. Cũng chính vì vậy, các em rất trân trọng từng khoảnh khắc tham gia ngày hội. Mỗi hoạt động đều được các em chuẩn bị thật cẩn thận, kỹ lưỡng, đặt tâm huyết vào trong đó”, cô Phương tâm sự.

vie_0417.jpg -0
Cô giáo Lê Phương, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D3 Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Ảnh: Quốc Việt)

Cô Lê Phương cũng cho rằng, một trong những thành công của Lễ hội Xuân yêu thương là sau mỗi chương trình, học sinh đều cảm thấy mình học được nhiều điều từ các thầy cô giáo, bố mẹ và trân trọng hơn ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Cũng tại Lễ hội Xuân yêu thương 2024, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã trao học bổng học kỳ I năm học 2023-2024 cho những học sinh đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Một số hình ảnh của thầy trò Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa tại Lễ hội Xuân yêu thương 2024:

“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
“Nồng nàn Tết ấm” trong Lễ hội Xuân yêu thương 2024 của Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa -0
Ảnh: Quốc Việt

Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.