Nổi bật, thiết thực và hiệu quả

Theo Đại tá Trần Viết Năng, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng ban Thanh niên Quân đội, nhằm cụ thể hóa Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371); nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật dành cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên toàn quân, tuổi trẻ cả nước đã được phát động và triển khai có hiệu quả, là minh chứng sinh động, rõ nét, khẳng định vai trò của tuổi trẻ quân đội trong công tác PBGDPL.

Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Với mục đích cụ thể hóa việc triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng), Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và cấp ủy chỉ huy các cấp về công tác PBGDPL, phê phán đấu tranh với các biểu hiện tư tưởng lệch lạc và các hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định địa phương; năm qua, cuộc thi tìm hiểu "Thanh niên quân đội thượng tôn pháp luật" và cuộc thi viết tiểu phẩm pháp luật "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo vận động nhân dân chấp hành pháp luật" đã được phát động.

Đối tượng dự thi là cán bộ đoàn, cán bộ đảm nhiệm công tác thanh niên và đoàn viên, thanh niên trong Quân đội và cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu niên trên cả nước. Các tác phẩm dự thi đều có tính giáo dục và tuyên truyền sâu sắc, thể hiện trách nhiệm cao của cán bộ, đoàn viên, thanh niên toàn quân và tuổi trẻ cả nước với công tác tuyên truyền, PBGDPL và vận động nhân dân chấp hành pháp luật.

Đại tá Trần Viết Năng khẳng định, hai cuộc thi là điểm nhấn nổi bật thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước ta; nhằm định hướng nhận thức hành vi đúng đắn, truyền tải thông điệp tự giác chấp hành nghiêm pháp luật cho thanh thiếu nhi và nhân dân; tuyên truyền những mô hình, cách làm hiệu quả trong phối hợp giữa các tổ chức Đoàn, Hội, Đội với các đơn vị Quân đội thực hiện công tác PBGDPL.

Lãnh đạo Tổng cục Chính trị và các đại biểu tham quan trưng bày những bài dự thi tiêu biểu. Ảnh: Bộ Quốc phòng
Lãnh đạo Tổng cục Chính trị và các đại biểu tham quan trưng bày những bài dự thi tiêu biểu. Ảnh: Bộ Quốc phòng

Trong đó, Cuộc thi tìm hiểu "Thanh niên Quân đội thượng tôn pháp luật" tập trung tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Hiến pháp, Luật An ninh mạng, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam... Trong năm 2023, ở cấp cơ sở và trên cơ sở có gần 290.000 tác phẩm của các tác giả là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên dự thi.

Theo đó, ở cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng) có 2.981 tác phẩm dự thi và 1.324 tác phẩm được trao giải. Ở cấp toàn quân, Ban Thanh niên Quân đội đã tiếp nhận 431 tác phẩm dự thi của các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt các tác phẩm đều liên hệ, vận dụng sát với đặc điểm tình hình tại các cơ quan đơn vị, thể hiện rõ vai trò của tuổi trẻ Quân đội trong tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL.

Một số đơn vị gửi số lượng bài thi vượt trội như Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Binh chủng Đặc công, Quân chủng Hải quân, Bộ đội Biên phòng. Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, với những mô hình trực quan sinh động như mô hình con tàu của tác giả thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, mô hình cán cân công lý của Binh chủng Pháo binh... Không ít tác phẩm viết tay hàng trăm trang hay một số tác giả, nhóm tác giả đã ứng dụng công nghệ số để tăng hiệu quả tuyên truyền các kiến thức pháp luật.

Tạo sức hút trong và ngoài quân đội

Với Cuộc thi viết tiểu phẩm "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo vận động nhân dân chấp hành pháp luật", năm 2023, toàn quốc có 6.268 tiểu phẩm dự thi ở cấp cơ sở và trên cơ sở; ở cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Đoàn cấp tỉnh có 3.322 tiểu phẩm dự thi của hơn 2.000 tác giả là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên dự thi; hơn 1.500 tác giả là cán bộ đoàn, đoàn viên thanh thiếu niên trên toàn quốc, có 1.618 tiểu phẩm được trao giải.

Ở cấp toàn quốc, Ban Thanh niên quân đội đã tiếp nhận 746 tiểu phẩm dự thi, trong đó có 354 tiểu phẩm của các cơ quan, đơn vị Quân đội và 401 tiểu phẩm của các tỉnh đoàn, thành đoàn, đoàn trực thuộc. Nhiều tiểu phẩm xây dựng cốt truyện gần gũi, mộc mạc, bằng các chất liệu dân gian, những bài thơ, phát biểu, trích dẫn về pháp luật, kỷ luật, kết hợp lấy những ví dụ, những tình huống pháp luật để minh họa; tuyên truyền bằng các điều luật cụ thể.

Lãnh đạo Tổng cục Chính trị và các đại biểu tham quan trưng bày những bài dự thi tiêu biểu. Ảnh: Bộ Quốc phòng
Lãnh đạo Tổng cục Chính trị và các đại biểu tham quan trưng bày những bài dự thi tiêu biểu. Ảnh: Bộ Quốc phòng

Đơn cử như tiểu phẩm "Nỗi lo" của tác giả thuộc Quân khu 5, "Ánh sáng nơi cuối con đường" của tác giả thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tiểu phẩm "Chàng rể ra mắt" của tác giả thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, "Chuyện nhà A Vừ" của tỉnh đoàn Điện Biên...

Cuộc thi là sân chơi hết sức bổ ích cho tuổi trẻ Quân đội và cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên toàn quốc; chủ đề các tiểu phẩm dự thi rất phong phú, tuyên truyền các kiến thức pháp luật tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Các tác giả thuộc nhiều ngành nghề, dân tộc khác nhau nhưng điểm chung là các tác phẩm đều thấm đẫm hơi thở cuộc sống, phản ánh rõ thực trạng chấp hành pháp luật, kỷ luật; đề cao tính đấu tranh với những biểu hiện sai trái, lệch lạc, các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật.

Theo Đại tá Trần Viết Năng, công tác PBGDPL là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi cá nhân; trong đó, tổ chức đoàn và cán bộ, đoàn viên, thanh niên giữ vai trò xung kích vừa là chủ thể trực tiếp thực hiện vừa là đối tượng thụ hưởng kết quả. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng), Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và Trung ương Đoàn; thanh niên Quân đội cùng tuổi trẻ cả nước sẽ tiếp tục phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong công tác PBGDPL, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thượng tôn pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.