Những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe khi ăn cà rốt không hợp lý

Mặc dù tiêu thụ cà rốt mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên mọi người cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và không tiêu thụ nó quá mức khuyến nghị để tránh những tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe.

Cà rốt là một loại rau có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của cơ thể nhờ vào các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các loại chất chống oxy hóa và chất xơ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt cũng có thể gây ra một số tác hại. 

Những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe khi ăn cà rốt không hợp lý -0
Tiêu thụ cà rốt quá có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chỉ ra, một số nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe khi ăn cà rốt không hợp lý như sau:

Dư thừa vitamin A

Việc tiêu thụ lượng lớn beta-carotene từ cà rốt có thể dẫn đến tình trạng dư thừa vitamin A trong cơ thể, có thể gây ra những tác động tiêu cực như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tổn thương gan và thậm chí gây hại đến sức khỏe tim mạch.

Vàng da

Tiêu thụ quá nhiều cà rốt cũng có thể dẫn đến tình trạng carotenodermia, một hiện tượng mà da của người tiêu dùng chuyển sang màu cam hoặc vàng do lượng beta-carotene cao trong cơ thể.

Ngộ độc chất Met-hemoglobin

Hàm lượng nitrat và nitric trong cà rốt rất cao (khoảng 330mg KNO3/kg và 0,6mg NaNO2/kg), khi tiêu thụ quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc gây nên tình trạng Methemoglobin.

Trong hồng cầu, hemoglobin có chứ Fe2+ và methemoglobin có chứ Fe3+. Bình thường Methemoglobin chiếm 1-2%. Khi ăn quá nhiều cà rots Nitrat (NO3-) trong cà rốt sẽ chuyển đổi thành Nitric (NO2-) nhờ quá trình oxy hoá khử, quá trình này xảy ra cả trước và sau khi ăn.

Nitric khi đi vào trong cơ thể người sẽ chuyển Hemoglobin (chứa Fe2+) thành Methemoblobin (Fe3+) dẫn đến không thể liên kết với oxy và gây ra hiện tượng thiếu Oxy máu.

Biểu hiện của ngộ độc các chất gây Methemoblobin thường là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn/nôn, da xanh tím,… trong trường hợp nặng còn có thể gây thở dốc, co giật, đại tiểu tiện mất tự chủ và tử vong.

Do đó, mặc dù tiêu thụ cà rốt mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên mọi người cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và không tiêu thụ nó quá mức khuyến nghị để tránh những tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe.

Dưới đây là một số khuyến nghị từ bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khi tiêu thụ cà rốt trong khẩu phần ăn:

- Chọn và mua rau củ có nguồn gốc rõ ràng, không bị, hư hỏng.

- Tần suất sử dụng cà rốt: 

  • Trẻ em: 2 – 3 bữa cà rốt/tuần, không nên quá 150g/tuần (khoảng 1-2 củ/tuần)
  • Người lớn: 3 - 4 bữa cà rốt/tuần, không nên quá 300g/tuần (khoảng 3 củ/tuần)
  • Trong điều trị tiêu chảy ở trẻ, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn từ 30-50g cà rốt, không quá 3 lần/ tuần để tránh việc dư thừa vitamin A.

- Không cho trẻ ăn dặm quá sớm (<6 tháng tuổi), cẩn trọng trong việc dùng súp/cháo cà rốt để điều trị tiêu chảy.

- Đối với các loại củ như cà rốt nên bỏ lõi và gọt vỏ. Có thể chế biến ở dạng luộc, hầm cà rốt để làm giảm hàm lượng nitrat.

Sức khỏe

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.