Những người "ăn lán, ngủ rừng" để chống Covid-19

Đất nước chúng ta đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người lính quân hàm xanh đang ngày đêm, “ăn lán, ngủ rừng”.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã điều động tăng cường, thành lập hơn 1.600 tổ, chốt với gần 10.000 cán bộ, chiến sĩ kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu, đường mòn lối mở biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, không để dịch xâm nhập vào nội địa.

Phóng viên VOV tới thăm những người lính Biên phòng thuộc Đồn Biên phòng Tân Thanh (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) để thấy rõ hơn những khó khăn, vất vả, sự hy sinh thầm lặng của những người lính quân hàm xanh trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày tại chốt chặn, cũng như những tâm tư, tình cảm của người lính trong cuộc chiến không tiếng súng với dịch bệnh Covid-19 thời gian vừa qua.

Mặt trời khuất dần sau các dãy núi đá thì khu vực xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng cũng như bị nuốt dần bởi sương giá, nhiệt độ xuống chỉ còn 10 độ C. Có mặt tại chân dốc đi lên chốt lúc này là 4 cán bộ chiến sĩ trực tại chốt 1099.

Đất nước chúng ta đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người lính quân hàm xanh đang ngày đêm, “ăn lán ngủ rừng”
Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19 có sự đóng góp không nhỏ của những người lính quân hàm xanh đang ngày đêm, “ăn lán ngủ rừng”

Lán chốt dựng ở lưng núi, cách xa khu dân cư nên hằng ngày, anh em phải cử người về Trạm kiểm soát biên phòng Cốc Nam (cách đó khoảng 3 km) để tiếp tế thực phẩm, nước uống. Người bê nước, người xách cơm, thay nhau trèo lên đỉnh núi dài gần 2 cây số. Cứ thế sau nửa tiếng cheo leo với con dốc, đoàn 6 người chúng tôi đã tới Chốt kiểm soát dã chiến 1099.

“Lính biên phòng nên phải chia ly

Nước đã dùng rồi không dám bỏ đi

Dùng để tưới rau, phòng khi chân lấm

Nhặt đoạn củi khô cho bếp nồng hơi ấm

Hái nắm rau rừng cho bát canh ngon”

Vừa rửa những nhúm rau cải của chính đơn vị tăng gia, Thiếu tá Nông Văn Xuân, Tổ trưởng chốt kiểm soát đã cất lên những câu thơ như vậy. Câu thơ đầy dí dỏm nhưng chứa đựng biết bao khó khăn, vất vả của cuộc sống người lính nơi biên cương.

Chốt kiểm soát 1099 dựng ở lưng núi, cách xa khu dân cư
Chốt kiểm soát 1099 dựng ở lưng núi, cách xa khu dân cư

Công tác tại lán đã tròn 1 năm, Thiếu tá Nông Văn Xuân, bồi hồi kể lại: “Vào những ngày mùa hè thì trời thường hay mưa, đường trơn đường trượt, ở trên đỉnh núi thì điện nước không có. Hằng ngày anh em vẫn phải gùi nước về để phục vụ sinh hoạt. Mưa gió thì phải nói rằng ở đây trên đỉnh núi gió rất lớn, gió ở tứ phía đến, rất vất vả, trong lúc mưa anh em đều phải thức trắng đêm, rồi khắc phục bằng cách chằng dây buộc, cột kèo chắc chắn để cái lán này khỏi đổ.”

Chiếc đài FM đã cũ vang lên nhạc hiệu chương trình Thời sự của Đài TNVN, cũng là lúc những người lính bắt đầu bữa cơm tối. Bữa cơm trên biên giới quả thực rất đặc biệt. Đĩa cá rán chỉ có khúc đầu, khúc đuôi, đĩa rau cải xanh vừa luộc bốc khói nghi ngút cùng bát dưa tự muối và bát canh rau mỳ tôm. Mâm cơm chiều tuy đạm bạc nhưng cũng phần nào xua đi cái lạnh của mùa đông nơi biên thùy; ấm lên tình đồng đội, đồng chí, là thứ tình cảm chân thành đến mộc mạc của những người lính áo xanh.

Và vội bát cơm, vừa buông đũa, thiếu tá Xuân rút điện thoại trạnh thủ gọi về cho vợ. Sóng điện thoại chập chờn, ngắt quãng…

Nơi chênh vênh heo hút lưng trời, tiếng côn trùng, tiếng gió va vách núi hòa quện vào nhau, tạo nên bản hòa tấu rộn ràng của thiên nhiên.  

Bữa cơm tối vừa kết thúc, uống vội chén nước trà, trừ Thiếu tá Xuân ở lại trực chốt, 3 cán bộ chiến sĩ còn lại lại hành trang lên đường thực hiện tuần tra kiểm soát.

Chiếc đài FM đã cũ vang lên nhạc hiệu chương trình Thời sự của Đài TNVN, cũng là lúc những người lính bắt đầu bữa cơm tối
Chiếc đài FM đã cũ vang lên nhạc hiệu chương trình Thời sự của Đài TNVN, cũng là lúc những người lính bắt đầu bữa cơm tối

Đoàn người bước đi trong đêm tối, ánh sáng le lói từ chiếc đèn pin rọi vào rừng cây rậm rạp. Trong không gian âm u, tĩnh mịch, ánh mắt người lính biên phòng tập trung cao độ. Gắn bó như những người bạn và cũng là “trợ thủ đắc lực” của người lính, 4 chú chó nghiệp vụ theo chân suốt quãng đường tuần tra. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường, cũng khiến chúng sủa vang núi rừng. Cũng chính tại con đường này, không ít lần các cán bộ chiến sĩ đã phát hiện ra các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Trung úy Hoàng Ngọc Sinh, cán bộ trực tại chốt 1099 kể: “Anh em ở đây cũng khá lâu rồi đâm ra địa hình cũng khá quen, nhưng mà ngại nhất là hôm nào trời mưa, nhất là mưa dầm gió bấc như mấy hôm vừa rồi, vừa trơn vừa rét buốt. Từ lúc dựng lán cũng phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép. Đợt ấy căng thẳng dịch, nước bạn đẩy người về. Nhìn thấy bà con mình đi về khổ lắm, hôm ấy trời lại mưa, ba lô quần áo ướt hết. Lúc ấy bà con ướt mưa, rét mướt về lại đói, anh em không có gì lại nấu mỳ tôm cho bà con ăn lấy sức, rồi lại đưa họ xuống núi đi cách ly.”

21h tối, khu vực cột mốc 1099 biên giới Việt Nam- Trung Quốc được thắp sáng. Nhiệt độ lúc này hạ xuống mức 3 độ C. Qua ánh đèn pin, từng nhịp thở là từng hơi khói, chúng tôi run lên từng cơn vì lạnh. Lần đầu tiên lên biên giới, cũng là lần đầu tiên được đứng gần cột mốc đến vậy, Vàng A Dùa, học viên Biên phòng mới được tăng cường lên chống dịch chăm chú theo dõi các chú, các anh kiểm tra cột mốc. Ánh mắt Dùa sáng lên niềm tự hào và hãnh diện của một người lính mới vào nghề. Mong muốn trở thành một chiến sĩ Biên phòng từ khi còn nhỏ, Vàng A Dùa đã phải mất 3 năm liên tục thi vào Học viện để hiện thực hóa giấc mơ của mình. Tạm “xếp bút nghiên”, giờ đây, chàng sinh viên người Mông quê Điện Biên đã có thể tự hào với gia đình khi cậu đang trực tiếp ở nơi biên cương chống dịch.

Vàng A Dùa tâm sự: “Em lên đây làm nhiệm vụ chống dịch là một cơ hội rất tốt để em được học tập kinh nghiệm, cũng như trang bị cho mình nhiều kiến thức hơn. Được lên đây em cảm thấy rất vui và vinh dự. Trên này tất cả mọi thứ đều thú vị hơn ở Học Viện, khi em được trải nghiệm thực tế, tinh thần cũng thoải mái hơn. Chúng em vừa lên cũng chưa quen với công việc ở đây thì được các chú hướng dẫn, giới thiệu tỉ mỉ, đến giờ em thấy cuộc sống trên này thực sự rất vui.”

Người bê nước, người xách cơm, thay nhau trèo lên đỉnh núi dài gần 2 cây số
Người bê nước, người xách cơm, thay nhau trèo lên đỉnh núi dài gần 2 cây số

Đêm sang canh, cũng là lúc đoàn chúng tôi rút về lán trại. Nhìn thấy chúng tôi đã có dấu hiệu thấm mệt sau chuyến đi tuần, mọi người vội đi lấy củi về đốt sưởi ấm. Để đãi khách, các anh còn chuẩn bị một nồi cháo hành thật nóng hổi. 1h đêm, bát cháo bốc khói nghi ngút chỉ sau mấy phút để ngoài trời đã nguội ngắt, nhưng lại ngon hơn bao giờ hết. Khi bếp củi lửa còn chưa kịp cháy, các cán bộ chiến sĩ lại tiếp tục lên đường tuần tra kiểm soát. 1h đêm, bóng họ khuất dần trong màn đêm.

Thiếu tá Đào Công Ngọc, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tân Thanh cho biết: Mặc dù đã lập tới 20 chốt dọc hơn 13 km đường biên giới song công việc phòng chống dịch bệnh vẫn còn rất nhiều khó khăn:

Thiếu tá Đào Công Ngọc chia sẻ: “Các cán bộ chiến sĩ biên phòng không thể giang tay ôm trọn đường biên giới, kiểm soát tối đa các đường mòn, lối tắt… Nhưng chúng tôi có những cột mốc sống đó là người dân ở trên biên giới. Đây là 1 trong những cơ sở cứng để giúp chúng tôi kịp thời phát hiện các hoạt động về hoạt động xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn. Đồn Biên phòng Tân Thanh năm nay xác định Chỉ huy Đồn và cán bộ chiến sĩ sẽ ăn tết tại các lán. Chúng tôi đã tổ chức trang trí tết cho anh em ở trên lán để ở trên lán cảm giác như ở nhà, chuẩn bị cho anh em từ bếp ga mini, gói chè gừng, hay chiếc đài Radio cho anh em kịp thời nghe thông tin thời sự. Tất cả để anh em yên tâm bám trụ trên biên giới. Tôi muốn nhắn nhủ rằng Tất cả hãy vững tin, yên tâm ăn Tết, mọi người luôn hướng về các đồng chí, hãy sằn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.”

Câu chuyện về những chiến sĩ tại chốt 1099 chỉ là một phần rất nhỏ trong số hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện về những người lính quân hàm xanh thời điểm này. Đất nước chúng ta đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người lính quân hàm xanh đang ngày đêm, “ăn lán ngủ rừng” ngăn không cho dịch xâm nhập vào nội địa.

Xã hội

Vui xuân an toàn, tiết kiệm lành mạnh
Xã hội

Vui xuân an toàn, tiết kiệm lành mạnh

Trong quá trình ăn Tết, vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, đặc biệt, chúng ta phải thực hiện 5k, đồng thời các cơ quan y tế cơ sở, y tế địa phương phải luôn luôn ứng trực và kịp thời xử lý các tình huống, để tránh tình trạng là chúng ta trở tay không kịp đối với tình trạng dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp. Như vậy, vui xuân an toàn, tiết kiệm lành mạnh phải là số một. Đó là chia sẻ của Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng với PV Báo ĐBND trong dịp tết Nguyên đán 2022.
An sinh - An dân vượt sóng gió dịch bệnh
Xã hội

An sinh - An dân vượt sóng gió dịch bệnh

Kể từ cuối tháng 4.2021, khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, đất nước đối mặt với vô vàn khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê, quý III.2021, 32% số lao động phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; gần 50% lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; khoảng 80% lao động bị giảm thu nhập… Nhưng cũng trong thời gian đó, gần 742.000 lượt người sử dụng lao động; trên 42,8 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị; trong đó, đáng chú ý là sự vào cuộc của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với sự tham mưu thần tốc để Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động ra đời.
Xuân về trên mái ấm Công đoàn
Xã hội

Xuân về trên mái ấm Công đoàn

Giữa muôn trùng khó khăn của đại dịch sức sống Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, những cánh đào vẫn nở rộ và mai vàng phương nam ấm áp khoe sắc thắm trong tiết xuân, báo hiệu một năm mới tràn đầy niềm tin và hạnh phúc đang bắt đầu. Người dân, người lao động càng thêm phấn khởi, tin tưởng vào thành tựu chông dịch, phục hồi sản xuất và chính sách an sinh xã hội kịp thời của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và tổ chức công đoàn dành nhiều sự quan tâm thiết thực nhất nhằm bảo đảm đời sống nhân dân, công nhân viên chức lao động, nhất là công tác hỗ trợ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Nỗ lực, sáng tạo phát triển đối tượng tham gia
Xã hội

Nỗ lực, sáng tạo phát triển đối tượng tham gia

Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Bình Thuận tích cực, nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020. Đặc biệt, trong công tác phát triển đối tượng tham gia, ngành đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, cụ thể, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đạt 132,3% kế hoạch, BHXH tự nguyện đạt 242%, Bảo hiểm thất nghiệp đạt 137,3%, BHYT đạt 100,2% kế hoạch.
Năm “vượt khó” và đổi mới toàn diện
Xã hội

Năm “vượt khó” và đổi mới toàn diện

Năm 2020 là một năm “đặc biệt” và khó khăn với ngành giáo dục, nhưng cũng là một năm sự linh hoạt, chủ động, quyết liệt của toàn ngành đã mang lại những kết quả tích cực. Năm 2021 khó khăn chưa phải đã hết, song ngành giáo dục quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục nhân lên những thành tựu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) PHÙNG XUÂN NHẠ trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân nhân dịp năm mới.
Ngời sáng niềm tin
Xã hội

Ngời sáng niềm tin

TS, Luật sư Nguyễn Mạnh Thắng
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7