An sinh - An dân vượt sóng gió dịch bệnh

Kể từ cuối tháng 4.2021, khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, đất nước đối mặt với vô vàn khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê, quý III.2021, 32% số lao động phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; gần 50% lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; khoảng 80% lao động bị giảm thu nhập… Nhưng cũng trong thời gian đó, gần 742.000 lượt người sử dụng lao động; trên 42,8 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị; trong đó, đáng chú ý là sự vào cuộc của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với sự tham mưu thần tốc để Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động ra đời.

Mệnh lệnh từ trái tim

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, điểm sáng trong bối cảnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát dữ dội, chính là việc kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ; nhiều chính sách chưa có tiền lệ để bảo đảm mục tiêu vì an sinh của nhân dân.

Đợt dịch này rất khốc liệt với biến chủng Delta cực kỳ nguy hiểm - đã làm đảo ngược các thành quả phòng, chống dịch trên thế giới và Việt Nam. Dịch tấn công vào các khu công nghiệp, khu vực có mật độ dân cư cao của chúng ta làm số ca nhiễm tăng rất nhanh trong thời gian ngắn, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế, buộc nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, áp dụng các biện pháp chưa có trong tiền lệ trong thời gian dài, trên phạm vi rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kiểm tra việc vay vốn phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP tại Cty vận tải Hà Lan, tỉnh Thái Nguyên ngày 16.7.2021
 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kiểm tra việc vay vốn phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP tại Cty vận tải Hà Lan, tỉnh Thái Nguyên ngày 16.7.2021 

Tận mắt vào vùng tâm dịch TP Hồ Chí Minh và 23 tỉnh, thành phía Nam - vùng kinh tế trọng điểm với hàng chục triệu lao động làm việc; chứng kiến sức công phá của dịch bệnh đến đời sống nhân dân và người lao động, với suy nghĩ cần phải có quyết sách nhanh, kịp thời để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng đội ngũ cán bộ công chức các đơn vị của Bộ đã dồn hết sức lực, làm việc không ngày nghỉ để tham mưu Chính phủ chính sách an sinh. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", phương châm “chưa xong việc, chưa về nghỉ”, tối giản mọi thủ tục hành chính để kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động vượt qua khó khăn, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch; Nghị quyết số 68/NQ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1.7.2021 đã bao phủ toàn diện các đối tượng yếu thế, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, như: hỗ trợ trẻ em mồ côi do cha mẹ tử vong do mắc Covid-19; hỗ trợ phụ nữ bị mắc Covid-19 đang mang thai hoặc sinh con và nhân viên có chức danh nghề nghiệp chuyên môn y tế… từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương.

Bình thường, mỗi năm chúng ta lo và bảo đảm an sinh cho một triệu người; nay dịch bệnh kéo dài, đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội; đứt gãy chuỗi sản xuất, ngân sách quốc gia, địa phương, doanh nghiệp… đều cạn kiệt, mới thấy việc lo an sinh cho hơn 40 triệu người kịp thời, trong một thời gian ngắn, quả là một sự nỗ lực lớn lao!

Ấm lòng hàng triệu người lao động

Nhớ lại vài tháng trước khi TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và gần đây là Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, rất nhiều lao động khốn đốn khi kế sinh nhai không còn. Chính vào lúc này, các địa phương đã có nhiều giải pháp và hành động, đặc biệt là "chiếc gậy an sinh" - Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP đến với người lao động, giúp họ vững tin đồng hành cùng Chính phủ vượt qua đại dịch.

Đã có nhiều trường hợp vốn mưu sinh bằng ấm nước chè ven đường; bằng gánh bún vỉa hè hay những cuốc xe ôm xuôi ngược; hoặc những công nhân chỉ trông vào đồng lương của công ty, doanh nghiệp. Nhưng dịch đến, mọi thứ đảo lộn, nguồn sống đứt gãy, họ chỉ có thể duy trì dăm bữa, nửa tháng. Và cả những ông chủ doanh nghiệp, nhiều người đã sạt nghiệp bởi Covid-19. Như chia sẻ của Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu, 2021 là năm "chưa từng có trong lịch sử", khi có lúc, một loạt các đơn vị chủ lực của tập đoàn phải cho 94% (34.000 lao động) nghỉ việc; một loạt doanh nghiệp phải dừng sản xuất do các tỉnh phía Nam giãn cách xã hội. "Có những lúc chúng tôi đã tuyệt vọng! May mắn, gói an sinh kịp thời giúp người lao động vượt qua những ngày khó khăn nhất của đại dịch; giúp chúng tôi giữ chân lao động để nhập cuộc ngay khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, thay đổi chính sách "zero Covid" sang thích ứng an toàn với dịch. Đến nay, gần 100% lao động trong Tập đoàn đã trở lại làm việc bình thường” - ông Hiếu kể.

Thực tế, chỉ trong thời gian ngắn, với điều kiện vô cùng khó khăn, việc thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP đã đem lại hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình cao của dư luận xã hội, người lao động, chủ sử dụng lao động. Trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí 71.482 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ gần 742.000 lượt người sử dụng lao động (kinh phí 13.033 tỷ đồng); trên 42,8 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác với (kinh phí 58.449 tỷ đồng). Đặc biệt, chính sách đã vươn tới, bảo vệ 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó có nhiều em mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Có thể thấy, nguồn lực tuy chưa thật lớn, song đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ an sinh xã hội, hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là các trung tâm, các địa bàn tăng trưởng trọng điểm vượt qua giai đoạn khó khăn. Quan trọng hơn, các chính sách đã thực sự an dân, làm ấm lòng dân; để người dân đồng lòng chống dịch! Đúng như lời của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, “các chính sách hỗ trợ như nguồn oxy, "cấp cứu" người dân, doanh nghiệp sau thời gian dài đối phó với sự tàn phá khủng khiếp của Covid-19”.

Hậu Covid - còn nhiều việc phải làm

Phát biểu tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ: "Chúng ta luôn kiên định nguyên tắc phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, không hy sinh công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần. Do đó, hệ thống an sinh xã hội của chúng ta thời gian qua cơ bản là đáp ứng được các yêu cầu và thực hiện một quyền an sinh của người dân, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế và chỉ số phát triển con người tăng trưởng nhanh theo đánh giá và xếp hạng của Liên Hợp Quốc".

Ông cho rằng, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam đã từng bước hình thành ba chức năng cơ bản là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Trong bối cảnh hiện nay, cả nước đang bước vào giai đoạn "bình thường mới", "sống chung với dịch Covid-19", hơn lúc nào hết, người dân rất cần được tiếp sức để gượng dậy, khôi phục cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Và chắc chắn, với trách nhiệm của mình, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và cá nhân Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sẽ tiếp tục có những tham mưu chính sách hỗ trợ người dân sớm vực dậy sau đại dịch.

Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm hai giai đoạn: Phục hồi và bứt phá, với 7 vấn đề lớn bao trùm: Hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho một số đối tượng, lực lượng lao động để góp phần phục hồi, kích cầu tiêu dùng; hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi, khôi phục, duy trì phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả ứng dụng về dịch vụ công, việc làm hiệu quả, đổi mới cung cầu lao động, phát triển lao động trực tuyến, giao dịch việc làm, kết nối việc làm; hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, phát triển hệ thống đào tạo chất lượng cao; đầu tư phát triển các cơ sở, chăm lo đối tượng yếu thế, tổn thương vì dịch bệnh; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, chuyển đổi số trong lĩnh vực dân cư và kết nối với lao động; cuối cùng là tập trung chăm lo phát triển nhà ở xã hội cho người nghèo, công nhân và những người lao động ở các khu nhập cư.

Tin tưởng, với trách nhiệm và tình yêu đồng bào, cán bộ, viên chức, người lao động ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ tiếp tục có những tham mưu cho Chính phủ để chăm lo tốt hơn nữa cho nhân dân.

Xã hội

Vui xuân an toàn, tiết kiệm lành mạnh
Xã hội

Vui xuân an toàn, tiết kiệm lành mạnh

Trong quá trình ăn Tết, vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, đặc biệt, chúng ta phải thực hiện 5k, đồng thời các cơ quan y tế cơ sở, y tế địa phương phải luôn luôn ứng trực và kịp thời xử lý các tình huống, để tránh tình trạng là chúng ta trở tay không kịp đối với tình trạng dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp. Như vậy, vui xuân an toàn, tiết kiệm lành mạnh phải là số một. Đó là chia sẻ của Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng với PV Báo ĐBND trong dịp tết Nguyên đán 2022.
Xuân về trên mái ấm Công đoàn
Xã hội

Xuân về trên mái ấm Công đoàn

Giữa muôn trùng khó khăn của đại dịch sức sống Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, những cánh đào vẫn nở rộ và mai vàng phương nam ấm áp khoe sắc thắm trong tiết xuân, báo hiệu một năm mới tràn đầy niềm tin và hạnh phúc đang bắt đầu. Người dân, người lao động càng thêm phấn khởi, tin tưởng vào thành tựu chông dịch, phục hồi sản xuất và chính sách an sinh xã hội kịp thời của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và tổ chức công đoàn dành nhiều sự quan tâm thiết thực nhất nhằm bảo đảm đời sống nhân dân, công nhân viên chức lao động, nhất là công tác hỗ trợ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Nỗ lực, sáng tạo phát triển đối tượng tham gia
Xã hội

Nỗ lực, sáng tạo phát triển đối tượng tham gia

Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Bình Thuận tích cực, nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020. Đặc biệt, trong công tác phát triển đối tượng tham gia, ngành đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, cụ thể, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đạt 132,3% kế hoạch, BHXH tự nguyện đạt 242%, Bảo hiểm thất nghiệp đạt 137,3%, BHYT đạt 100,2% kế hoạch.
Năm “vượt khó” và đổi mới toàn diện
Xã hội

Năm “vượt khó” và đổi mới toàn diện

Năm 2020 là một năm “đặc biệt” và khó khăn với ngành giáo dục, nhưng cũng là một năm sự linh hoạt, chủ động, quyết liệt của toàn ngành đã mang lại những kết quả tích cực. Năm 2021 khó khăn chưa phải đã hết, song ngành giáo dục quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục nhân lên những thành tựu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) PHÙNG XUÂN NHẠ trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân nhân dịp năm mới.
Ngời sáng niềm tin
Xã hội

Ngời sáng niềm tin

TS, Luật sư Nguyễn Mạnh Thắng
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7