Những dấu hiệu nhận diện bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm khá thường gặp trong quần thể dân số chung với tỷ lệ dao động từ 0,8% - 2,5% và từ 5% - 15% người bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Căn bệnh khá thường gặp ở mọi độ tuổi

BSCK2. Vũ Thị Lan, Phòng điều trị các rối loạn liên quan stress, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết: Lo âu là một cảm giác bất an và lo lắng quá mức, tập trung vào tương lai hoặc các mối đe dọa không xác định. 

Trầm cảm là quá trình hoạt động tâm thần bị ức chế, trong đó triệu chứng cơ bản là cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế và hoạt động bị ức chế.

Ở góc nhìn khoa học, bác sĩ Lan cho biết: Trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ mười, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thuộc các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể. Bệnh này khá thường gặp trong quần thể dân số chung với tỷ lệ dao động từ 0,8% - 2,5% và từ 5% - 15% người bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Bác sĩ Lan nhận định một số nguyên nhân gây bệnh: Có sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường như trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, các bệnh lý cơ thể kết hợp với việc sử dụng rượu và chất gây nghiện khác, các tác động của sang chấn tâm lý, stress trong cuộc sống. 

img_3244.jpeg -0
       Nữ giới có nguy cơ mắc rối loạn này cao hơn so với nam giới (Ảnh: Internet) 

Dấu hiệu nhận diện

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm đồng thời có các biểu hiện của lo âu và các triệu chứng của trầm cảm, BS Lan chia sẻ. 

Các triệu chứng cơ thể của lo âu rất phong phú như: Khó thở, khó chịu ở ngực hoặc bụng, cảm giác nghẹn có cảm giác có khối trong họng hoặc khó nuốt; buồn nôn, đi ngoài, đi tiểu nhiều lần, các cơn đỏ mặt, ớn lạnh, tê bì, tê cóng hoặc cảm giác kim châm, yếu, căng cơ hoặc đau đớn, không đứng vững và cảm giác sắp ngất.

Về mặt hành vi người mắc lo âu thường biểu cảm trạng thái sợ hãi, thu mình, né tránh, dễ cáu bẳn, thở nhanh, khó nói; tăng nhạy cảm, giảm tập trung chú ý, sợ mất kiểm soát. Người bệnh thường suy nghĩ mọi việc theo hướng trầm trọng hóa, thảm họa hóa vấn đề… 

Trạng thái lo âu khiến người bệnh luôn căng thẳng, cáu kỉnh, cảm giác tù túng, đang bên bờ vực và không thể thư giãn. Trạng thái này có hoặc không liên quan rõ rệt với sang chấn tâm lý và điều đáng chú ý là các rối loạn này không dần mất đi khi sang chấn tâm lý không còn, BS Lan lưu ý. 

Các triệu chứng trầm cảm bao gồm: Khí sắc trầm; mất mọi quan tâm thích thú; giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động; giảm sút sự tập trung và sự chú ý; giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin; nhìn về tương lai ảm đạm, bi quan; có những ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát; rối loạn giấc ngủ.

Một số dấu hiệu khác như: buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước giờ thường ngày; ăn kém ngon miệng; mất những quan tâm hay ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú; trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng; giảm hoặc mất hưng phấn tình dục rõ rệt...

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.