Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học?

Trong hai ngày 29.3 và 30.3, Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới - EduLightenUp tổ chức Hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên năm 2024 - Leading Every Day", thu hút đông đảo cán bộ quản lý tới từ các cơ sở giáo dục trên cả nước tham gia.

Chương trình thực tế trong 2 ngày của Hội thảo là cơ hội để các nhà lãnh đạo, quản lý trường học kết nối với 200 nhà quản lý giáo dục ưu tú để tìm kiếm những thông lệ tốt, những thành tựu mới của khoa học - công nghệ, những đội ngũ chuyên gia cùng hợp lực phát triển cho nhà trường nói riêng cũng như nền giáo dục Việt Nam nói chung.

Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Hội thảo  thu hút đông đảo cán bộ quản lý tới từ các cơ sở giáo dục trên cả nước

Một trong những phiên thảo luận để lại nhiều ấn tượng là phần chia sẻ, dẫn dắt của Tiến sĩ Lại Nguyên Trang - nhà giáo, nhà lãnh đạo đang làm việc trong công ty công nghệ hàng đầu thế giới, với chủ đề thảo luận “Quản lý sự thay đổi và dẫn dắt sự đổi mới liên tục trong nhà trường”. 

Tiến sĩ Lại Nguyên Trang đã có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục với nhiều vai trò khác nhau, từ giáo viên tiểu học đến Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng các trường ở bang California (Hoa Kỳ), sau đó được bổ nhiệm vị trí giám đốc giáo dục và phát triển trẻ em của thành phố Fullerton, Hoa Kỳ trong gần 10 năm, trước khi đến với vị trí Quản lý mảng giáo dục và lãnh đạo của Apple Education.

Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Tiến sĩ Lại Nguyên Trang chia sẻ tại phiên thảo luận “Quản lý sự thay đổi và dẫn dắt sự đổi mới liên tục trong nhà trường”

Phiên thảo luận của Tiến sĩ Lại Nguyên Trang đã mang lại nhiều hoạt động tương tác trên nền tảng công nghệ, đem lại các trải nghiệm hiện đại với các bài học, quan điểm đa dạng từ phía các đại biểu.

Các đại biểu đã có cơ hội để kết nối và hiểu nhau qua hoạt động khởi động, tìm hiểu triển khai sự đổi mới trong tổ chức bằng câu hỏi “tại sao”, cũng như hiểu bản thân và các thành viên trong tổ chức, nhìn nhận về sự thay đổi để có những kế hoạch và chiến lược phù hợp.

Theo Tiến sĩ Lại Nguyên Trang, lý do một tổ chức, bao gồm các trường học cần thay đổi và đổi mới liên tục bởi nhu cầu bắt kịp xu hướng, duy trì sự phát triển và đóng vai trò tiên phong, dẫn đầu.

Trong phiên thảo luận, các câu hỏi thảo luận, các chia sẻ thực tế của đại biểu đã mang lại nhiều góc nhìn và kinh nghiệm thực tế để các nhà quản lý giáo dục soi chiếu và áp dụng tại đơn vị của mình.

Cách thức Tiến sĩ Lại Nguyên Trang dẫn dắt trong phiên thảo luận cũng là kinh nghiệm để các nhà giáo dục truyền đạt và triển khai bất kỳ sự thay đổi nào trong tổ chức của mình.

Xuyên suốt 2 ngày của Hội thảo, các đại biểu cũng có cơ hội sử dụng và nhận biết các ứng dụng công nghệ thú vị như GarageBand (bộ sưu tập các nhạc cụ và phòng thu âm để tạo podcast, bản nhạc), AI Chatbot của KSolution giúp tìm kiếm mọi thông tin về Hội thảo, hay phần mềm quản lý học tập LMS AEGLOBAL cho phép tương tác giữa người học với diễn giả, giữa người học với nhau, thể hiện các nội dung học tập, giảng dạy.

Theo Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới - EduLightenUp, nhu cầu trường học số là tất yếu trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày nay. Đặc biệt, sự phát triển và tác động mạnh mẽ của công nghệ đã mang lại nhiều cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học khi thực hiện vai trò của mình bởi những lợi ích hiện hữu.

Các lợi ích này gồm nâng cao hiệu quả hoạt động trong nhà trường: tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, tối ưu hoá nguồn lực, quy trình và mở rộng mạng lưới cũng như các kênh giao tiếp với các bên có liên quan.

Bên cạnh đó, phát triển chất lượng chương trình dạy và học, nâng cao trải nghiệm học tập với các công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo, từ đó tạo động lực và sự hứng thú cho giáo viên và học sinh; phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường thông qua các khoá đào tạo trực tuyến, các hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước.

Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới chia sẻ tại Hội thảo

Việc chuyển hoá công nghệ thành cơ hội và công cụ hữu hiệu trong thực hiện 4 hoạt động chính trong nhà trường (xây dựng chiến lược và kế hoạch, phát triển con người, phát triển hiệu quả tổ chức và phát triển việc dạy và học) đòi hỏi các nhà lãnh đạo và quản lý trường học luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng để làm chủ công nghệ.

Hội thảo Thắp lửa cùng tiến lên 2024 được đánh giá là một trong các cầu nối giúp các nhà lãnh đạo và quản lý trường học được kết nối, học hỏi và trao đổi kiến thức, kỹ năng để cùng nhau phát triển hơn nữa nền giáo dục Việt Nam.

Một số hình ảnh của các chuyên gia, cán bộ quản lý tới từ các cơ sở giáo dục trên cả nước tại Hội thảo Thắp lửa cùng tiến lên 2024:

Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0
Nhu cầu trường học số: Thách thức hay cơ hội cho các nhà lãnh đạo trường học? -0

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.