Nhu cầu nhân lực trình độ cao lĩnh vực chip bán dẫn lên tới 50.000 người trong 10 năm tới

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn vào khoảng 20.000 người và 10 năm tới có thể lên tới khoảng 50.000 người ở trình độ đại học trở lên.

Nhu cầu nhân lực trình độ đại học trở lên lĩnh vực chip bán dẫn lên tới 50.000 trong 10 năm tới -0
Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn vào khoảng 20.000 người và 10 năm tới có thể lên tới khoảng 50.000 người ở trình độ đại học trở lên

Thời gian vừa qua, nhiều nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ đã có hợp tác chiến lược với Việt Nam trong ngành công nghiệp chip bán dẫn. Đặc biệt, sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ngành công nghiệp chip bán dẫn tại Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để phát triển.

Bộ GD-ĐT cho biết để đón đầu xu hướng này, việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao vô cùng quan trọng. Bộ GD-ĐT đã tổ chức khảo sát, tổng hợp, tập hợp số liệu để có được bức tranh ban đầu về khả năng, tiềm năng cũng như sự sẵn sàng của hệ thống giáo dục đào tạo, chuẩn bị cho nguồn nhân lực cần thiết cho ngành công nghiệp này.

Nhu cầu nguồn nhân lực thiết kế vi mạch sẽ có tiềm năng lớn

Phát biểu tại buổi nói chuyện chuyên đề về một số thực trạng và định hướng đào tạo nhân lực công nghiệp chip bán dẫn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 17.10, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết Hoa Kỳ và một số nước khác đến nay đã cam kết tăng cường hỗ trợ cho Việt Nam để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.

Các nước, trong đó có Hoa Kỳ đặc biệt ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam để trở thành một trong những quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn vi mạch, ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn vi mạch tại Việt Nam và sẽ tích cực hợp tác trong lĩnh vực này để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

PGS Thuỷ thông tin, hiện nay, có trên 50 doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao.

Dự kiến, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sẽ có thêm nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, trong đó chủ yếu yêu cầu nhân lực thiết kế vi mạch, hy vọng sẽ có đầu tư vào công nghiệp sản xuất. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực thiết kế vi mạch sẽ có tiềm năng lớn.

Nhu cầu nhân lực trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực chip bán dẫn lên tới 50.000 trong 10 năm tới -0
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT)

Theo bà Thuỷ, thực tế, trước đây, thị trường này đã có nhu cầu, nhưng vẫn còn manh mún và ở dạng tiềm năng nên việc thu hút nguồn nhân lực không đơn giản. Không dễ dàng để thu hút sinh viên theo học các lĩnh vực STEM (4 khối ngành: Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Mathematic - Toán học), lĩnh vực công nghệ cao.

“Nếu thị trường không có tín hiệu mạnh mẽ, không có những cam kết về chính sách rõ nét, rất khó có thể thu hút được nguồn nhân lực, nhất là thí sinh giỏi”, PGS Thuỷ khẳng định.

Trong khi đó, nhu cầu nhân lực chất lượng cao của lĩnh vực này đang tăng. PGS Thuỷ cho biết, theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế (ĐH Fullbright), trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn vào khoảng 20.000 người và 10 năm tới có thể lên tới khoảng 50.000 người từ trình độ đại học trở lên.

Theo thống kê hiện nay, số nhân lực thiết kế vi mạch chuyên nghiệp, chuyên môn hóa mới có khoảng 5.000 người. Giới chuyên ngành (đến từ các trường đại học kỹ thuật) nhận định, nhu cầu đào tạo trong một vài năm tới vào khoảng 3.000 người/năm (phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế: 3.000 x 5 năm + 5.000 = 20.000), trong đó số tốt nghiệp sau đại học chiếm ít nhất 30% (bao gồm cả kỹ sư bậc 7, thạc sĩ, tiến sĩ).

Số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm

Nói về năng lực đào tạo hiện tại, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ thông tin, trong những năm qua, Việt Nam đã có chính sách, truyền thông khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học mở rộng, phát triển các ngành đào tạo STEM, trong đó tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), các ngành phục vụ nhân lực Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - AI, Bigdata,…

Trong giai đoạn 2019-2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Các lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hàng năm mạnh nhất là Máy tính và công nghệ thông tin (17,1%), Công nghệ kỹ thuật (10,6%).

“Như vậy, rõ ràng chúng ta đã bắt đầu có sự định hướng và các thí sinh giỏi cũng bắt đầu tìm đến với lĩnh vực này ngày càng nhiều hơn. Đây là một tín hiệu rất tốt”, PGS Thuỷ nói.

Về phía các trường đại học, theo PGS Thuỷ, các trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã tương đối sẵn sàng về năng lực đào tạo đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn - vi mạch.

Theo đó, nhân lực về nghiên cứu, phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn: có các ngành đào tạo về hóa học, vật lý, vật liệu… Nhân lực về thiết kế và sản xuất vi mạch: các ngành đào tạo phù hợp nhất là kỹ thuật điện tử, điện tử-viễn thông; các ngành gần bao gồm kỹ thuật điện, điều khiển và tự động hóa, cơ điện tử,…

Việc đào tạo có thể tuyển mới đào tạo từ đầu, hoặc sinh viên học các ngành gần có thể chuyển đổi để học chuyên sâu trong 1-2 năm cuối; hoặc kỹ sư đã tốt nghiệp các ngành gần có thể học bổ sung các khóa đào tạo từ vài tháng tới 1-2 năm để đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực bán dẫn - vi mạch.

Số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, số lượng sinh viên đại học tuyển mới và tốt nghiệp các nhóm ngành phù hợp (cần điều chỉnh chương trình đào tạo để bổ sung chuyên ngành sâu từ 1-2 học kỳ), ngành gần (cần học chuyển đổi, bổ sung từ 2-3 học kỳ) như sau: Các ngành phù hợp (điện tử-viễn thông, vi điện tử…): tuyển mới khoảng 6.000 và tốt nghiệp khoảng 5.000/năm (gia tăng trung bình 7%/năm). Các ngành gần (điện, cơ điện tử, tự động hóa, kỹ thuật máy tính…): tuyển mới khoảng 15.000 và tốt nghiệp khoảng 13.000/năm (gia tăng trung bình 10%/năm).

“Như vậy, nếu 30% sinh viên các ngành phù hợp và 10% các ngành gần theo học các chuyên ngành vi mạch bán dẫn, thì số lượng 3.000 người tốt nghiệp/năm là khả thi”, PGS Thuỷ nhận định.

3 nhóm chính sách thu hút sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực bán dẫn - vi mạch

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ chia sẻ, do thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn - vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng, thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Mỹ.

Điều này rất cần các chính sách hỗ trợ đồng bộ, dẫn dắt từ phía Nhà nước. Bộ GD-ĐT đề xuất 3 nhóm chính sách,

Thứ nhất, nhóm chính sách hỗ trợ, khuyến khích người học, để nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào (bao gồm cả tuyển sinh học theo các chương trình đào tạo chuyên sâu, chương trình đào tạo chuyển đổi), như chính sách học bổng, miễn giảm học phí, tín dụng ưu đãi… nhất là để thu hút ít nhất 1.000 theo học sau đại học (hiện nay tỉ lệ học sau đại học các ngành này chỉ khoảng 4%). Để thực hiện nhóm chính sách này, bên cạnh Bộ GD-ĐT, cần các Bộ Ngành khác cùng hỗ trợ.

Thứ hai, nhóm chính sách hỗ trợ, đầu tư đột phá để tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu (trước hết là năng lực đội ngũ giảng viên, trang thiết bị thí nghiệm và công cụ phần mềm thực hành, thí nghiệm và mô phỏng).

Thứ ba, nhóm chính sách khuyến khích, thúc đẩy hợp tác  đại học – viện nghiên cứu - doanh nghiệp, trong nước và ngoài nước, nhất là với các trường đại học, doanh nghiệp đối tác của Hoa Kỳ (có tiềm năng đầu tư tại Việt Nam).

“Chúng tôi nghĩ rằng những chính sách đột phá này sẽ đáp ứng được nhu cầu cũng như dự báo mà chúng ta đã đặt ra. Nếu chỉ dựa vào năng lực hiện tại của hệ thống sẽ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực trong 10 năm tới”, PGS Thuỷ cho hay.

Nhu cầu nhân lực trình độ đại học trở lên lĩnh vực chip bán dẫn lên tới 50.000 trong 10 năm tới -0
Bộ GD-ĐT đang xây dựng Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghệ cao (Ảnh: Sam sung)

2 đề án quan trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp chíp bán dẫn

Về các vấn đề đang triển khai và cần tập trung trong thời gian tới, theo PGS Thuỷ, Bộ GD-ĐT đang chủ trì xây dựng để trình Thủ tướng vào cuối năm nay 2 đề án quan trọng.

Thứ nhất là Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghệ cao, trong đó đề xuất các chính sách hỗ trợ khuyến khích chung cho phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực STEM và công nghệ cao nói chung, trong đó có lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch.

Thứ hai là Đề án xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0, trong đó sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách và dự án đầu tư để để chuẩn bị hình thành các nhóm nghiên cứu về công nghệ cao, gắn với đào tạo sau đại học ở các lĩnh vực công nghệ cao.

“Trong chuyến đi tháp tùng Thủ tướng vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Intel về phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao, trong đó có lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang xây dựng một Kế hoạch hành động thúc đẩy triển khai đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, vi mạch, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10, trong đó sẽ chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học hợp tác thành một liên minh, chia sẻ và sử dụng chung các nguồn lực, năng lực trong đào tạo và nghiên cứu”, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ thông tin thêm.

Được biết, ngày 19.10 tới đây, Bộ GD-ĐT cũng sẽ phối hợp với 5 cơ sở giáo dục đại học công nghệ hàng đầu của Việt Nam (gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) tổ chức hội thảo về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp chíp bán dẫn.

Tham dự hội thảo có gần 40 cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đào tạo mạnh về những ngành gần, ngành phù hợp với lĩnh vực công nghiệp chíp bán dẫn và sự tham gia của một số Bộ Ngành.

Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, chiều 24.3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên về "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data
Giáo dục

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data

PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi nhận thức của người học về giáo dục suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang từng bước được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp người học đề xuất lộ trình học phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế. Từ đó, xóa đi các rào cản, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.

TP. Hạ Long tiếp cận phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Giáo dục

TP. Hạ Long tiếp cận phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 23.3, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề về tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến trong giáo dục mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán trên địa bàn.

Đắk Lắk: Sôi nổi ngày hội Đoàn tại Trường THCS Tân Lợi
Giáo dục

Đắk Lắk: Sôi nổi ngày hội Đoàn tại Trường THCS Tân Lợi

Hòa chung không khí tưng bừng của tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), Trường THCS Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và tự hào trong mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ
Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế mở 4 chuyên ngành mới, đào tạo đa kỹ năng

Ngày 23.3, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN công bố các chuyên ngành đào tạo chương trình đào tạo cử nhân ngành kinh tế với 4 chuyên ngành mới, gồm: Kinh tế chính trị và Ngoại giao; Quản lý kinh tế; Kinh tế số và Quản lý; Kinh tế truyền thông và Báo chí. Với chương trình đào tạo đan xen đa kỹ năng, Trường ĐH Kinh tế khẳng định, các chuyên ngành mới sẽ cung ứng cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khánh Linh (Thành phố Lạng Sơn) cho biết: "Em bắt chuyến xe sớm nhất là 4 giờ xuống Hà Nội để kịp nghe tư vấn tuyển sinh của các chuyên gia. Dù tìm hiểu trên mạng rồi, nhưng em vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng về quy chế tuyển sinh của Bộ, cũng như thông tin của các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nên muốn xuống trực tiếp để nghe tư vấn và đặt câu hỏi".
Giáo dục

Sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua: Bỏ xét tuyển sớm, ngành giáo dục sửa 3 Luật, hoàn thiện cơ chế chính sách cho ngành khoa học công nghệ...

Quy chế xét tuyển đại học, cao đẳng 2025; sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành giáo dục; Công bố 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Năm 2024; Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển hơn 20.000 chỉ tiêu năm 2025... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua