Nhóm Xẩm Hà Thành ra mắt MV "Tết Việt"

Nhóm Xẩm Hà Thành vừa ra mắt MV "Tết Việt" với không khí rộn ràng, ngập tràn sắc màu mùa xuân và ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Bài xẩm đánh dấu sự trở lại của nhóm Xẩm Hà Thành sau 4 năm kể từ sản phẩm Trách ông Nguyệt Lão ra mắt đầu năm 2020.

Bài xẩm Tết Việt là một sáng tác mới của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long dựa trên hai điệu xẩm rất quen thuộc, nhất là với người Hà Nội là điệu tàu điện và xẩm chợ. Điểm đặc biệt ở Tết Việt là bên cạnh cây đàn nhị và trống mảnh đặc trưng, tác phẩm còn khai thác kèn bầu và đưa âm hưởng nhạc lễ cung đình pha trộn vào âm nhạc của xẩm.

Nhóm Xẩm Hà Thành ra mắt MV
Điểm đặc biệt ở "Tết Việt" là phần khai thác kèn bầu và đưa âm hưởng nhạc lễ cung đình pha trộn vào âm nhạc của xẩm. Ảnh: XHT

Ngay từ những câu hát đầu tiên, bài xẩm đã gợi lên những hình ảnh quen thuộc, chứa đựng giá trị văn hóa từ ngàn đời của người dân Việt Nam: Bánh chưng, bánh tét, hương trầm/ Dâng lên tiên tổ trên mâm cỗ đầy/ Cháu con tề tựu về đây/ Tết vui là Tết sum vầy bên nhau.

Cùng với đó là những câu hát gợi nhắc nét mặt rạng ngời của những đứa trẻ, những lời chúc tốt đẹp nhất mà mọi người vẫn dành cho nhau trong dịp đầu năm mới: Trẻ con vui nhận lì xì/ Mong cho năm mới cái gì cũng thông/ Trai chưa vợ, gái chưa chồng/ Đến thì năm mới qua sông gặp đò/ Làm ăn cũng chẳng phải lo...

Tác phẩm được anh sáng tác và hoàn thiện từ dịp Tết Quý Mão 2023 nhưng đến thời điểm cận kề Tết Giáp Thìn mới quyết định cùng nhóm Xẩm Hà Thành làm thành MV và giới thiệu rộng rãi đến công chúng.

Nhóm Xẩm Hà Thành ra mắt MV
Không khí Tết rực rỡ trong MV "Tết Việt". Ảnh: XHT

Nghệ sĩ tham gia thể hiện bài xẩm là thành viên của nhóm Xẩm Hà Thành. Tiếng kèn bầu do nghệ sĩ Hải Đăng thể hiện, lời hát, đàn nhị và trống, phách do các nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, Nguyễn Quang Long, Trần Hậu, Phạm Đình Dũng thể hiện.

Bài xẩm Tết Việt nhằm góp thêm một nét truyền thống vào ngày Tết, đồng thời cũng là lời chúc với những điều tốt đẹp của Xẩm Hà Thành đến với mọi nhà, mọi người trong những ngày đón mùa xuân mới, đón Tết Giáp Thìn.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.