Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Bangladesh họp phiên thứ nhất

Chiều 25.6, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Bangladesh Đỗ Thị Lan đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Nhóm NSHN Việt Nam - Bangladesh.

Cùng dự có: Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam Mohammad Lutfor Rahman; các thành viên Nhóm NSHN Việt Nam - Bangladesh.

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Bangladesh Đỗ Thị Lan phát biểu
Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Bangladesh Đỗ Thị Lan phát biểu

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Nhóm NSHN Việt Nam - Bangladesh Đỗ Thị Lan nêu rõ, trong suốt 50 năm qua, quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa Việt Nam và Bangladesh ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, gắn kết 3 trụ cột ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao Nhân dân giữa hai nước.

Chủ tịch Nhóm NSHN Việt Nam - Bangladesh nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Bangladesh trên cả kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu Nhân dân. “Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động khó lường và phức tạp, việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước là bạn bè truyền thống trên kênh ngoại giao nghị viện sẽ góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hai nước, hai Quốc hội", Chủ tịch Nhóm khẳng định.

Quang cảnh Phiên họp của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Bangladesh
Quang cảnh phiên họp thứ nhất của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Bangladesh

Chủ tịch Nhóm NSHN Việt Nam - Bangladesh nêu rõ, quan hệ giữa Việt Nam và Bangladesh ngày càng được củng cố, phát triển và còn rất nhiều tiềm năng hợp tác. 

Thông báo về việc thành lập Nhóm NSHN Việt Nam - Bangladesh Khóa XV, Chủ tịch Nhóm cho biết, Nhóm gồm 8 thành viên. Nhóm xác định sẽ bám sát nội dung bản Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước được ký kết tháng 9.2023, tập trung vào các nội dung, gồm chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát, các lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động Quốc hội; hỗ trợ và ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Nhân dân Bangladesh tại Việt Nam Mohammad Lutfor Rahman phát biểu
Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam Mohammad Lutfor Rahman phát biểu

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam Mohammad Lutfor Rahman đánh giá cao việc thành lập Nhóm NSHN Việt Nam - Bangladesh; cho rằng, quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa Việt Nam và Bangladesh ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả.

Đại sứ cho biết, thời gian qua, lãnh đạo và các nghị sĩ hai nước luôn duy trì và phát triển quan hệ chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin cho nhau về tình hình mỗi nước và quốc tế; phối hợp chặt chẽ, tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế; nhấn mạnh, điều này có đóng góp tích cực vào việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Bangladesh Đỗ Thị Lan và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Nhân dân Bangladesh tại Việt Nam Mohammad Lutfor Rahman chụp hình lưu niệm
Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Bangladesh Đỗ Thị Lan trao quà tặng Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam Mohammad Lutfor Rahman

Nêu rõ, Bangladesh và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, Đại sứ mong muốn, thời gian tới, cần tiếp tục thúc đẩy việc trao đổi đoàn các cấp giữa hai nước; thúc đẩy tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, tăng cường hơn nữa giao lưu giữa Nhóm NSHN hai nước; phối hợp giao lưu trao đổi kinh nghiệm hoạt động lập pháp, giám sát, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước…

Chủ tịch Nhóm NSHN Việt Nam - Bangladesh nêu rõ, Nhóm sẽ tiếp tiếp hoàn thiện định hướng hoạt động trong nhiệm kỳ Khóa XV và Kế hoạch năm 2024; mong muốn, Đại sứ sẽ là cầu nối quan trọng, tạo điều kiện để Nhóm gặp gỡ trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Bangladesh chụp hình lưu niệm
Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Bangladesh chụp hình lưu niệm

Đại sứ Bangladesh khẳng định, trên cương vị của mình sẽ làm tốt vai trò cầu nối, nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Bangladesh nói chung, cơ quan lập pháp hai nước và Nhóm NSHN hai nước nói riêng đi vào chiều sâu, thiết thực hơn; mong muốn, tiếp tục nhận được sự phối hợp, hợp tác từ các cơ quan của Quốc hội Việt Nam nhằm triển khai các hoạt động trao đổi đoàn giữa hai nước.

Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Sáng 10.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc Hội nghị lần thứ 11. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.