Tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công”

Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính

“Gần 6.000 tỷ đồng Bảo hiểm Agribank (ABIC) chi trả cho người vay vốn đã cho thấy vai trò vô cùng to lớn của Bảo hiểm Agribank. Có bảo hiểm, chúng ta bớt nợ xấu, người dân có thêm một lá chắn tài chính khi gặp rủi ro”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn nói trong lễ tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công” do Bảo hiểm Agribank tổ chức tối 31.5.

Chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công”đượcBảo hiểm Agribank phối hợp với các Ban chuyên môn tại Trụ sở chính và Chi nhánh Agribank phát động nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Agribank (26.3.2023).

Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn phát biểu tại lễ tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công

Thời điểm đó, thị trường bảo hiểm đối diện với rất nhiều khó khăn. Không chỉ hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng niềm tin từ khách hàng, thị trường bảo hiểm còn chịu sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Truyền thông cũng  thường xuyên thông tin về sai phạm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai qua kênh Bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) đã tác động tiêu cực đến hoạt động tư vấn và cấp đơn bảo hiểm.

Ngoài ra, Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ 1.1.2023 cùng việc cơ quan nhà nước chưa ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn cũngảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của thị trường bảo hiểm nói chung và kênh Bancassurance của Agribank nói riêng.

Trước những khó khăn đó, Agribank và Bảo hiểm Agribank đã chung sức, chung lòng, chủ động thực hiện các giải pháp đồng bộ và thống nhất để phát triển hoạt động kinh doanh kênh Bancassurance như: đào tạo đại lý viên; cải tiến quy trình bồi thường; các hội nghị tọa đàm về công tác phát triển sản phẩm dịch vụ giữa lãnh đạo các chi nhánh Agribank và Bảo hiểm Agribank; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới (bảo an tài khoản, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm số).

Bên cạnh đó, Agribank và Bảo hiểm Agribank cùng nỗ lực thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền để các cấp chính quyền và người dân hiểu đúng về sản phẩm bảo hiểm và hoạt động của kênh Bancassurance.

Việc kiên định phát triển mô hình kênh phân phối cùng các hoạt động thích ứng kịp thời với nền kinh tế mới đã giúp kênh Bancassurance từng bước vượt qua thách thức và đạt những kết quả  tự hào.

Điểm sáng nổi bật của năm 2023 chính là sự kiện Agribank và Bảo hiểm Agribank ký kết thành công thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm cụ thể hóa chương trình hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái Agribank, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Agibank trên thị trường.

Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0
Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank Nguyễn Tiến Hải phát biểu tại hội nghị

Để triển khai thỏa thuận hợp tác toàn diện, hai bên đã ký Hợp đồng tổng đại lý tập chung thống nhất quy trình hợp tác phát triển kênh Bancassurance từ Trung ương đến Chi nhánh nhằm bảo vệ dòng vốn tín dụng, bảo vệ tệp khách hàng của Agribank; giảm thiểu nợ xấu phát sinh; tăng quyền lợi phúc lợi cho cán bộ Agribank thông qua chương trình thi đua, giải thưởng, tăng nguồn thu cho Agribank. Qua đó phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái ngân hàng - bảo hiểm.

Với tinh thần chung sức đồng hành cùng vượt qua khó khăn thách thức, Bảo hiểm Agribank đã phối hợp với các Ban chuyên môn tại Trụ sở chính và chi nhánh Agribank phát động chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công".

Để đạt được kết quả cao trong chương trình thi đua, các chi nhánh của Agribank đã phối hợp với Bảo hiểm Agribank nỗ lực triển khai khai thác các sản phẩm bảo hiểm gắn với hoạt động tín dụng, xác định phát triển sản phẩm dịch vụ bảo hiểm là nhiệm vụ quan trọng, hình thành thói quen bán chéo sản phẩm cho cán bộ trong hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm Agribank tiếp tục triển khai các chương trình thi đua ngắn hạn, gắn với từng sản phẩm mũi nhọn như: thi đua khai thác sản phẩm bảo hiểm bảo an tài khoản, bảo an tín dụng và bảo an chủ thẻ, chương trình thúc đẩy thi đua Quý III; triển khai các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh Bancassurance.

Bảo hiểm Agribank hiện cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến gần 3 triệu khách hàng là cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ của Agribank. Trong đó riêng sản phẩm Bảo an tín dụng có gần 2 triệu khách hàng tham gia, tương ứng tỷ lệ khách hàng hộ sản xuất và cá nhân tham gia bảo hiểm đạt 59,9%, tỷ lệ dư nợ được bảo hiểm đạt 18,2%.

Năm 2023, hơn 11.000 khách hàng đã được Bảo hiểm Agribank chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền bồi thường tương ứng là 509 tỷ đồng. Lũy kết từ năm 2007-2023 số tiền bồi thường lên đến gần 6.000 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ tổng kết, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn nhấn mạnh: thời gian qua, hợp tác giữa Agribank và Bảo hiểm Agribank đã phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái Agribank, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Agibank trên thị trường.

Con số gần 6.000 tỷ đồng Bảo hiểm Agribank chi trả cho người vay vốn đã cho thấy vai trò vô cùng to lớn của Bảo hiểm Agribank. Nếu không có bảo hiểm sẽ có hàng nghìn tỷ đồngrơi vào nợ xấu và nếu chúng ta phải xử lý tài sản của người dân nghèo thì sẽ làm người nông dân khó khăn thêm. Có bảo hiểm, chúng ta bớt đi nợ xấu, người dân có thêm một lá chắn tài chính khi gặp rủi ro. Đây là việc làm hết sức nhân văn” ông Phạm Đức Ấn nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn cũng cho rằng, dư địa phát triển của Bảo hiểm Agribank còn rất lớn khi mà hiện nay, t lệ khai thác tiềm năng kênh Bancassurance vẫn còn ở mức thấp. Dư nợ hộ sản xuất và cá nhân được bảo hiểm mớiđạt 18,2%, dư nợ doanh nghiệp được bảo hiểm đạt 18%.

Đáp từ tại hội nghị,Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank Nguyễn Tiến Hải mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Văn phòng đại diện cùng sự hỗ trợ, chia sẻ hợp tác của các Ban, Trung tâm tại Trụ sở chính và các Chi nhánh trong hệ thống Agribank để thúc đẩy kênh Bancassurance tương xứng với tầm vóc và vị thế của Agribank, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Agribank và Bảo hiểm Agribank.

Thời gian tới, Bảo hiểm Agribank cam kết sẽ phát triển theo đúng định hướng chiến lược tập trung tối đa nguồn lực để phát triển kinh doanh, nghiên cứu và phân phối đa dạng các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và ngân hàng, tiếp tục xác lập vị thế mới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Tại hội nghị, Bảo hiểm Agribank đã trao thưởng, vinh danh cho các tổng đại lý với cơ cấu giải thưởng gồm 10 nhóm giải được chia theo 3 khu vực thi đua.

Đặc biệt, hội nghị đã trao giải toàn diện cho các tổng đại lý: Agribank Sơn La, Thanh Hóa, Tây Ninh là những đơn vị xuất sắc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đ ra.

Dưới đây là một số hình ảnh trao thưởng tại hội nghị:

Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0
Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0
Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.