Thu nhập tiền tỷ qua mạng:

Nhiều người “quên” nộp thuế

Những năm gần đây, việc kiếm tiền qua mạng ở Việt Nam nở rộ, không hiếm người kiếm được tiền tỷ. Tuy nhiên, việc kê khai, nộp thuế của nhóm đối tượng này đang trở thành vấn đề nóng, nan giải đối với cơ quan quản lý.

Kiếm tiền từ viết phần mềm, game online

Google - cơ quan chủ quản của YouTube - vừa thông báo sẽ khấu trừ và đánh thuế thu nhập cho những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube (YouTuber) không sống tại Mỹ. Chính sách mới sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 6.2021. Và Google kêu gọi các YouTuber cung cấp thông tin thuế với Google để bảo đảm mức đóng thuế phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc các YouTuber tại Việt Nam và các quốc gia khác sẽ phải đóng thuế cho thu nhập của mình kiếm được từ YouTube.

Đầu năm 2021, Cục Thuế Hà Nội thông tin, một cô gái sinh năm 1992 trú tại quận Cầu Giấy đứng tên nộp thuế thu nhập hơn 32 tỷ đồng. Bản kê khai của cô gái này cho biết thu nhập từ viết, tải game online lên các kho ứng dụng được trả là hơn 330 tỷ đồng. Gần đây xuất hiện cá nhân khác viết phần mềm, tải game lên mạng, thu về hơn 260 tỷ đồng, nộp thuế hơn 18 tỷ đồng.

Ngoài hai cá nhân nộp thuế tiền tỷ trên, gần đây dư luận quan tâm đến việc xử phạt cá nhân, nhóm sản xuất các video, clip gây hiệu ứng tiêu cực cho xã hội. Đây là những tài khoản YouTube có vài triệu lượt theo dõi, hàng triệu lượt view và kiếm tiền nhanh chóng từ lượt xem của bạn đọc. Đơn cử, ông Trần Đức Phương (TP. Hồ Chí Minh) đã nộp tổng cộng hơn 41 tỷ đồng tiền thuế từ số tiền kiếm được qua viết phần mềm, viết game online rồi tải lên các kho ứng dụng của Apple Store, Google Store từ năm 2016 đến 2018. Sự việc đáng lẽ không gây ồn ào dư luận nếu như việc kê khai và nộp thuế của cá nhân này không kéo dài; các ngân hàng chịu hợp tác cùng cơ quan thuế để truy thu hết số tiền thuế. Hiện, cơ quan thuế địa phương vẫn đang rà soát các đối tượng nộp thuế trong diện này.

Theo Social Blade (website theo dõi, thống kê và phân tích các trang mạng xã hội) kênh YouTube của Bà Tân Vlog có thể có doanh thu lên đến 1,4 tỷ đồng/tháng. Trong năm, số tiền thu về của kênh này có thể lên đến 17 tỷ đồng. Để thu hút lượt xem, kênh Youtube này chủ yếu hướng vào review đồ ăn với những món ăn "siêu to", "khổng lồ".

Mới đây, vụ việc YouTuber Thơ Nguyễn trực tiếp sản xuất, phát tán video liên quan đến xin vía học giỏi từ búp bê (được cho là búp bê ma Kumanthong - Thái Lan). Vụ việc bị cộng đồng phản ứng giận dữ, nhiều người chỉ trích cá nhân YouTuber Thơ Nguyễn. Thơ Nguyễn hiện đang sở hữu kênh có hàng triệu người xem, mỗi năm có hàng tỷ lượt view. Doanh thu của YouTuber Thơ Nguyễn được Social Blade xác định khoảng 16 tỷ đồng/năm. Cơ quan thuế tỉnh Bình Dương cho biết, số thuế mà Thơ Nguyễn kê khai, nộp là khoảng 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ quan thuế đang rà soát doanh thu thực và các hóa đơn, chứng từ và tài liệu liên quan đến giao dịch xuyên biên giới để xác định số thuế mà cá nhân này phải nộp cuối cùng.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Nhiều cá nhân “quên” đóng thuế

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2020 có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền. Tuy nhiên, chỉ 30% trong tổng số kênh, tương đương khoảng 5.000 kênh, chịu sự quản lý từ các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam, có kê khai và nộp thuế đầy đủ. Trong khi đó, Luật Quản lý thuế hiệu lực từ 1.7.2020 quy định rõ các cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh với doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ nộp 2% thuế thu nhập cá nhân và 5% thuế giá trị gia tăng, tổng cộng sẽ nộp 7% tính trên doanh thu.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính Tạ Thị Phương Lan cho biết, việc thu và truy thu thuế thu nhập cá nhân đối với những nguồn thu nhập đến từ hoạt động thương mại điện tử, trong đó có YouTube không phải tới bây giờ mới triển khai mà đã được ngành Thuế triển khai nhiều năm nay, số thu ngày càng tăng qua các năm, nhiều nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, trên thực tế việc thu thuế của những cá nhân này không dễ. Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phân tích: Về lý thuyết, có hai cách để thu thuế đối với nguồn thu nhập đến từ hoạt động thương mại điện tử. Một là người có doanh thu, tức là các nhà cung cấp, các tập đoàn như Google, Facebook, YouTube… nộp. Khi đó họ sẽ thu tiền của khách hàng là tiền dịch vụ và thuế. Sau khi thu xong họ sẽ giữ lại phần tiền dịch vụ của họ, còn phần thuế họ nộp cho Nhà nước. Cách thứ hai là người dùng dịch vụ, tức là các cá nhân, doanh nghiệp, phải nộp thuế. Khi đó Facebook, Google, YouTube… chỉ thu tiền dịch vụ, phần thuế họ sẽ ghi trong hóa đơn rằng “không bao gồm thuế”. Hoặc trong hợp đồng cung cấp dịch vụ họ sẽ nói rõ là bên dùng dịch vụ phải nộp thuế. Ở Việt Nam từ trước đến nay đều áp dụng thu thuế theo cách thứ hai, tức là từ người dùng dịch vụ. 

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính Đặng Ngọc Minh cho rằng, hàng loạt quy định mới về quản lý thuế sẽ góp phần quan trọng chống thất thu, gian lận thuế, trốn thuế, đặc biệt với hoạt động thương mại điện tử, nền tảng số. Hiện, Tổng cục Thuế đã phối hợp với Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu thập thông tin liên quan đến số tiền của các tổ chức/cá nhân tại Việt Nam chuyển trả cho nhà cung cấp nước ngoài.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.